Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Application




HNX sẽ sớm test lại lực cầu, hành trình đi lên của HNX còn khó khăn rất nhiều


HNX đã có một phiên tăng rất mạnh 2.2 điểm tương đương 3.2% vào ngày thứ sáu (27/10) với khối lượng tăng đột biến 48,882,300 cổ phiếu được khớp lệnh, tăng hơn 196% so với phiên trước đó. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân, người viết có một vài quan điểm chia sẽ về điều tích cực và chưa tích cực của HNX trong thời điểm hiện tại.

Tuy khối lượng giao dịch tăng đột biến nhưng người viết cho rằng khối lượng này vẫn chưa đủ vì theo tính toán nếu HNX muốn vượt qua 69.6 cần có hai phiên bật tăng mạnh với tổng khối lượng hai phiên khoảng 80 triệu cổ phiếu. Phiên thứ sáu vừa rồi, HNX đã vượt qua ngưỡng này một cách thành công với khối lượng hơn 48.8 triệu cổ phiếu, điều này có thể đến từ việc bên bán không bán mạnh và bên mua thể hiện thái độ mua dứt khoát thể hiện qua khối lượng đặt bá nên thời gian sắp tới bên bán sẽ bán mạnh hơn ở vùng giá cao.

Phiên test lại lực cầu có thể đến trong từ 1 - 2 phiên tới tức là thứ hai và thứ ba. Theo phân tích kỹ thuật vùng kháng cự hiện tại là 71 (Fibo 61.8%) - 72 điểm (vùng màu xanh da trời) vì nếu chỉ số tiếp tục tăng thì sẽ tiếp cận dải trên của Bollinger band và những trường hợp như thế thị trường sẽ cần có từ 3 - 4 phiên đi ngang để test lại lực cầu. Theo người viết, nhiều khả năng phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số sẽ tiếp tục tăng khi lực mua vẫn còn hưng phấn và bên bán cũng sẽ bán mạnh ở vùng giá cao do tâm lý nghi ngờ Bull Trap. Đà tăng chỉ được ủng hộ khi khối lượng trong những phiên sắp tới được duy trì trên đường MA 20 tức là trên 27 triệu cổ phiếu một phiên, nhưng nếu trong 1-2 phiên tới khối lượng khớp lệnh của HNX vượt trên 60 triệu cổ phiếu một phiên thì sẽ cho tín hiệu tiêu cực vì bên bán đang muốn thoát hẳn ra thị trường và một chu kì tăng từ vùng đáy cần có sự tiết cung ở mức vừa phải của bên bán.

Trong những phiên thị trường giảm để test lực cầu, nhà đầu tư nên quan sát thái độ của cả bên mua lẫn bên bán. Tốt nhất thị trường nên lình xình với khối lượng giảm dần cho thấy thái độ thận trọng của bên mua và không muốn bán giá thấp của bên bán.

Hiện tại, thị trường đang cạn kiệt những tin tốt của kinh tế vĩ mô nhưng điều này lại thật sự cần thiết cho một đợt tăng. Tuy nhiên, với sự bức phá cộng với khối lượng cao đã khiến cho vùng đáy 66 - 67 (vùng màu đỏ) trở thành vùng đáy dài hạn của chỉ số trong thời gian tới nên người viết cho rằng khả năng thị trường tăng mạnh là cao hơn.


Một điều tích cực nữa là các chỉ báo như MACD đã cắt lên trên đường Signal cho tín hiệu mua, chỉ báo DI+ cũng đã cắt lên trên DI- và chỉ báo RSI cho tín hiệu phân kì tăng điểm rất mạnh nên khả năng giảm break đáy cũ 66 - 67 điểm là không cao.










Thành viên tích cực 
http://f319.com/home/1480162


Đại Học Kinh Tế - Tài chính TPHCM (UEF)
 

BÌNH LUẬN THỊ TRƯỜNG NGÀY 31/10/2011

VỚI PHIÊN GIAO DỊCH RẤT TÍCH CỰC VÀO CUỐI TUẦN, MỌI TÍN HIỆU ĐÃ PHỤC HỒI!
NHƯNG KHÔNG GIAN MỜ VẪN CHƯA THẬT SỰ TĂNG RÕ NÉT, VÌ VẬY RỦI RO VẪN CÒN TIỀN ÂN. NDT CHỈ NÊN GIẢI NGÂN TIỀN MẶT, KHÔNG NÊN DÙNG MG LÚC NÀY!
HNXINDEX

http://vophilong.blogspot.com/

Chiến lược giao dịch ngày 31/10/2011


(Vietstock) - Nhà đầu tư dài hạn nên tiếp tục tăng cường hoạt động day-trading để hạ giá vốn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế tranh mua giá trần và cần lưu ý về khối lượng giao dịch.

Thân nến xanh dài (Long white candle) lại không có bóng nến cho thấy động lực tăng mạnh mẽ trên cả 2 sàn là câu trả lời cho sự hội tụ các phân kỳ dương của các nhóm indicator trung hạn như MACD, ADX ... mà chúng tôi đã đề cập xuyên suốt trong các báo cáo của tuần trước. Cả hai sàn đều đang đứng trước những cơ hội tạo những sóng nhỏ về mặt kỹ thuật.
Hiện tại thị trường có nhiều tín hiệu tốt về mặt kỹ thuật như sự xác nhận từ các nhóm indicator, sự dẫn dắt của các nhóm có tính đầu cơ cao như: SSI, REE, SAM, ITA, HQC, ITC, VND, KLS, VCG, PGS, SHB… Tuy vậy, nhà đầu tư ngắn hạn nên cảnh giác về khối lượng. Trong quá trình điều chỉnh giai đoạn vừa rồi, đã có 2 lần VN-Index cho tín hiệu giả (xem hình chú thích), nếu thị trường tăng nhưng khối lượng không tăng dần, các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế giải ngân và chốt lời các hoạt động đầu tư ngắn hạn.
Chúng tôi cho rằng ngưỡng kháng cự VN-Index 440 và HNX-Index 72 là các ngưỡng mà nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng.
Thông tin tác động đến thị trường
- NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng lần thứ 14 liên tiếp trong tháng lên 20,803 VND/USD.
- Vàng thế giới tăng mạnh và duy trì trên ngưỡng 1,740
Khuyến nghị:
Nhà đầu tư dài hạn nên tiếp tục tăng cường hoạt động day-trading để hạ giá vốn.
Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế tranh mua giá trần và cần lưu ý về khối lượng giao dịch.
Khối Tư vấn Chiến lược (Tài Chính Việt)
 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Lối thoát nào cho thị trường địa ốc Đà Nẵng?

Lối thoát nào cho địa ốc Đà Nẵng, hay chính xác hơn là cho giới kinh doanh bất động sản (BĐS) tại thủ phủ miền Trung?
Cầu chỉ có thể tăng với điều kiện tiên quyết là giá phải giảm. Nhưng nếu "kiên định" giữ giá, cầu vẫn bằng không và thị trường sẽ đóng băng vô thời hạn.

Cô quạnh trước biển

Vào cuối quý II/1011, tình hình lượng cung đất nền tại thành phố này là khoảng 4.000-5.000 lô - một con số chỉ tương đương với 1/12-1/15 lượng tồn đất nền ở TP.HCM. Đáng lý ra, với hiện tượng "tiết cung" như thế, cùng với viễn cảnh "kỳ vọng lớn vào tương lai" hoặc "thị trường BĐS Đà Nẵng sẽ tiếp tục bứt phá" như thông tin được phản ánh từ một số cuộc hội thảo chào hàng của giới BĐS Đà Nẵng tại Hà Nội trong liên tục các tháng 8-9-10/2011, lượng đất nền còn tồn của nửa đầu năm nay phải được tiêu thụ nhanh chóng.

Tuy nhiên vào nửa cuối tháng 10/2011, những hình ảnh bất lợi lại lên tiếp hiện ra đối với thực trạng thị trường BĐS của thành phố này. Số lượng đất nền mới được tung ra đã tiếp ứng và đẩy cao lượng đất nền bị tồn đến 12.000 lô hiện diện tại 26 dự án - như thống kê chính thức của hãng tư vấn BĐS CBRE.

Đóng băng toàn diện là tình trạng phổ biến ở Đà Nẵng, bao trùm hầu như tất cả các dự án lớn như Hòa Xuân, Golden Hills, Thien Park, Phương Trang... Đây cũng là những dự án chiếm tỷ lệ vốn đầu tư thuộc loại "khủng" nhất trong khu vực miền Trung. Tương ứng, nhiều biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, với giá bán từ 500.000-900.000 USD/căn đang có nhiều dấu hiệu bị gió táp rêu phong, hàng dãy dài cô quạnh trước biển mà không có lấy vài ba giao dịch.

Khác hẳn với thị trường BĐS ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM, người dân Đà Nẵng có nhiều lựa chọn hơn khi diện tích đất trống ở thành phố này còn vô cùng phong phú. Vì thế, trong khi ở Hà Nội những người mua ở vẫn phải chú tâm đến loại nhà bình dân dưới 2 tỷ đồng và đất thổ cư dưới 3 tỷ đồng, thì lại gần như không có nhu cầu tương tự từ phía người dân Đà Nẵng, bất chấp các công ty kinh doanh nhà đã cố gắng thực hiện phương châm "khai sáng" cho người Đà Nẵng là "tập thích nghi với nếp sống trong chung cư hiện đại".

Vì sao lại có "nghịch lý" trên? Sẽ khó lý giải nếu chỉ dựa vào ý chí chủ quan của các chủ đầu tư đang nằm trong tình thế "kẹp hàng". Nhưng nếu so lại mối quan hệ cung cầu trong con sóng tăng BĐS tại Đà Nẵng từ giữa năm 2010 đến gần giữa năm 2011 thì mọi sự lại không đến nỗi quá khó hiểu.

Từ đầu năm 2010, đất nền Đà Nẵng đã được tích tụ dần bởi giới kinh doanh địa ốc Hà Nội. Cho đến giữa tháng 5-6/2010, đất nền Đà Nẵng được sở hữu bởi 80% khách hàng người Hà Nội và 13% khách hàng từ TP.HCM, trong khi chỉ có vỏn vẹn 7% khách mua là người địa phương và các vùng lân cận. Mối tương quan quá khập khiễng về tỷ lệ như thế đã phản ánh chính xác sức mua ngay tại Đà nẵng là nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Chính vì thế, một khi giới đầu cơ sơ cấp Hà Nội đã hoàn thành cơ bản mục đích đẩy sóng và kiếm chác lợi nhuận chủ yếu từ phân khúc đất nền, những người phải ôm hàng không ai khác là giới đầu tư thứ cấp, cũng đến chủ yếu từ Hà Nội và TP.HCM, chứ không có bao nhiêu người mang hộ khẩu Đà Nẵng.

Giảm giá hay đóng băng vô thời hạn?

Không phủ nhận là Đà Nẵng có vị trí và tiềm năng tốt hơn hẳn so với nhiều khu vực khác của miền Trung. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để kích thích thị trường BĐS của thành phố này tăng trưởng trở lại, nhất là trong bối cảnh lực cầu quá hạn hẹp từ người dân bản địa.

Nhưng vì sao trong tình hình thiếu cầu, đất nền Đà Nẵng không bị giảm giá mạnh so với đất dự án ở Hà Nội? Thực tế là từ khi lập đỉnh vào tháng 4-5/2011 cho đến nay, độ giảm giá bình quân của đất nền Đà Nẵng mới chỉ khoảng 10-12%, trong khi đất dự án ở Hà Nội giảm đến 20-25%, tức gấp đôi so với Đà Nẵng. Sự khác biệt ấy xuất phát chủ yếu từ "cơ chế đầu tư": người mua đất ở Đà Nẵng thường không dùng tới "đòn bẩy tài chính", tức vay ít hoặc không vay mượn ngân hàng; trong khi ở Hà Nội lại đã hình thành thói quen đầy rủi ro này từ giữa năm 2010 khi thị trường trở nên sôi động thật sự.

Lý do trên cũng lý giải cho việc trong khi thời gian về cuối năm 2011 đã chứng kiến liêp tiếp nhiều vụ vỡ nợ BĐS gây chấn động Hà Nội, thì ở Đà Nẵng lại hầu như không có tín hiệu nào về câu chuyện đáng sợ này. Và nếu quả thực sẽ không có những vụ vỡ nợ BĐS ở Đà Nẵng thì đó chính là một may mắn lớn cho thị trường BĐS ở thành phố này.

Tuy vậy, cái may mắn cũng hàm chứa tác dụng phụ của nó. Ở Hà Nội, "cách mạng" tín dụng đen BĐS đang có chiều hướng kéo theo làn sóng bán tháo của một số doanh nghiệp và cá nhân, do đó có thể làm cho mặt bằng đất nền giảm mạnh hơn nữa trong mấy tháng cuối năm 2011, kích thích sóng mua vào. Nhưng ở Đà Nẵng, đã khá rõ là chẳng có mấy động lực để giảm giá.

Hiện tượng giá đất vẫn treo cao kèm lượng giao dịch nhỏ giọt và trên tất cả là tình trạng đóng băng thị trường, thường mô tả cho một viễn cảnh không mấy sáng sủa. Một cách nào đó, thị trường BĐS Đà Nẵng đang khá giống với tình hình giá nhà đất tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc: giá vẫn lơ lửng ở vùng đỉnh, nhưng giao dịch thực tế lại sụt giảm đến mức khủng khiếp. Đó hoàn toàn không phải là sự an ủi đáng kể cho giới đầu cơ ngắn hạn và cả giới đầu tư dài hạn ở Đà Nẵng.

Cũng khác hẳn với "người anh em song sinh" của mình, trong thời gian qua ở Đà Nẵng hoàn toàn không có hiện tượng giới đầu cơ làm giá cục bộ một vài khu vực đất nền nào đó. Trong khi ở Hà Nội, hiện tượng Vân Canh và Bắc An Khánh phản ánh thế bĩ cực của giới đầu cơ bị kẹp hàng nên bằng mọi cách phải đẩy giá lên để thoát hàng, thì hình ảnh đầu cơ ở Đà Nẵng lại hầu như vắng bóng.

Sự vắng bóng của đầu cơ cũng là một điều tốt cho sự ổn định xã hội của thành phố này. Nhưng ở một mặt khác, hiện tượng đó lại cho thấy dòng tiền nóng - yếu tố quyết định cho việc tạo sóng tăng BĐS - cũng vắng bóng suốt từ quý 2/2011 đến giờ. Mà đã không có dòng tiền nóng thì liệu thị trường BĐS có được đội lên để cho các chủ đầu tư tiêu thụ đất nền và biệt thự.

Tình thế của thị trường BĐS Đà Nẵng càng về cuối năm càng trở nên khó xử. Giá cứ trôi ngang, tuy không giảm nhiều nhưng giao dịch thì cũng không thấy đâu. Còn nếu trông chờ vào một con sóng BĐS mới thì có lẽ phải còn khá lâu nữa.

Gần đây bắt đầu xuất hiện những dự báo khá bi quan của giới chuyên gia về viễn cảnh thị trường BĐS Đà Nẵng chỉ có thể hồi phục sớm nhất vào quý II/2012. Dự báo này có một nét nào đó khá tương đồng với những dự báo tương tự cho thị trường BĐS Hà Nội.

Tuy thế, cũng có một yếu tố khác có thể tác động phần nào đến biến động của thị trường BĐS Đà Nẵng. Đó là sự kiện mới xảy ra trong tháng 10/2011, Tập đoàn Vinpearl được UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận cho đầu tư dự án khu giải trí Làng Vân, với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Chưa biết dự án khổng lồ này ra sao, nhưng sớm nhất phải đến năm 2015 mới đưa vào khai thác. Liệu thời điểm ấy có quá trễ cho một con sóng hồi phục của thị trường BĐS Đà Nẵng?

Còn trong ngắn hạn và cả trung hạn, không có nhiều lối thoát cho giới kinh doanh BĐS tại địa bàn Đà nẵng. Cầu chỉ có thể tăng (có thể thôi) với điều kiện tiên quyết là giá phải giảm. Giá càng giảm mạnh, nguồn cầu càng có cơ hội xuất hiện nhiều. Nhưng nếu các chủ đầu tư "kiên định" giữ giá, cầu vẫn bằng không và thị trường sẽ đóng băng vô thời hạn.

Thế khó khăn của chủ đầu tư cũng chính là lợi thế so sánh của những người dân mua đất làm nhà. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài 6 tháng, một năm hoặc lâu hơn, nhưng chắc chắn mặt bằng giá đất nền ở Đà Nẵng, đặc biệt ở khu vực phía Đông hướng ra biển của thành phố này, sẽ phải giảm ít nhất 30% theo quy luật thoái trào sau tăng trưởng.

Theo Trường Sơn
VEF

Đổ vỡ tín dụng và bất ổn thị trường tài chính

Hàng loạt vụ lừa đảo thông qua huy động vốn với lãi suất cao đỗ vỡ. Những đổ vỡ này đã cho thấy những cảnh báo liên quan đến NH cũng như bất ổn đối với các thị trường tài chính, CK, BĐS.
Bất động sản - Chứng khoán: bất ổn
Nhận định mới đây từ các cơ quan điều tra cho thấy, đã có khoảng 60 vụ lừa đảo, đổ bể tín dụng từ đầu năm đến nay đều ít nhiều liên quan đến bất động sản, vàng và chứng khoán. Đó là những thị trường bùng nổ mạnh mẽ và có nhiều bất ổn nhất ở Việt Nam trong thời gian qua.
Lý giải về điều này, chuyên gia từ Ngân hàng Tienphongbank cho biết, thời gian trước, thị trường chứng khoán, bất động sản bùng nổ, kiếm tiền có vẻ quá nhanh và quá dễ. Vì thế mà không chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp mà người người, nhà nhà bung ra kinh doanh, thị trường phát triển quá nóng, có bao nhiêu vốn vay mượn dồn hết vào một giỏ. Thậm chí có người còn lạm dụng đòn bẩy tài chính khi trong tay chỉ có 7-8% vốn thực.
Sau thời điểm các cơ quan quản lý thực thi chính sách ngăn dòng tiền vào chứng khoán, bất động sản, những người đầu tư quá lớn, vay mượn nhiều đứng trước nguy cơ một mất một còn.
Chuyên gia từ Viện Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội cho biết, chứng khoán và bất động sản là hại thị trường tăng trưởng cực mạnh và thu hút một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư đổ vào. Như một vòng xoáy, trong giai đoạn đầu, tiền càng đổ vào nhiều thì sự tăng trưởng càng mạnh mẽ. Tiền đẻ ra tiền với mức lợi nhuận không lồ khiến người ta không ngại dốc toàn bộ tiền tự có, nhưng phần lớn là tiền đi vay, cộng thêm các đòn bẩy tài chính, các mánh kích cầu đã khiến cho hai thị trường này phát triển nhanh trở thành một nơi hút tiền lớn. Trong cơn say đó, nhiều người dân, rồi hầu hết các DN và không ít tổ chức tài chính đều "dây máu ăn phần" vào bất động sản và chứng khoán.
Sư hưng phấn đã hút một lượng vốn lớn của rất nhiều người can dự vào BĐS và chứng khoán nhưng đáng kể nhất chính là sự tham gia hậu thuẫn của giới tài chính, ngân hàng đã khiến cho thị trường như một "vòng xoáy" ngày càng lên cao, trong kỳ vọng lợi nhuận lớn nhưng lại trên một nền tảng nguồn vốn vay mượn và các thủ đoạn kiếm lời ngắn hạn.
Nhưng khi lạm phát cao, tín dụng phi sản xuất bị siết lại, thi trường mất nguồn dinh dưỡng và bắt đầu suy kiệt. Để kéo lại nguy cơ đổ vỡ, người ta bắt đầu vay chỗ này, đập chỗ kia với hy vọng sẽ qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, khi các chính sách tiền tệ, tài chính được quyết tâm thắt chặt, ngân hàng - chỗ dựa lớn nhất cũng trở thành đối tượng bị soi xét và thậm chí phải hỗ trợ thì những nhà đầu tư phải tìm mọi cách để cứu mình nếu không muốn sự đỗ vỡ và phá sản đến sớm hơn.
Trong trường hợp đó, một mánh lới cũ nhưng hiệu quả là chấp nhận vay tín dụng đen với lãi suất cao và cả lừa đảo để kiếm tiền trả nợ nóng đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào bước đường sai phạm. Hậu quả cuối cùng, khi hết sức chịu đựng mà thị trường chưa có khả năng hồi phục, dẫn tới vỡ nợ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam, sự hưng phấn và những sai lầm về đầu tư trên sàn chứng khoán hay BĐS; lòng tham, sự cả tin và mánh lới của các vụ lừa đảo vừa qua thì đã rõ nhưng đằng sau đó đã cho thấy sự phát triển bất ổn của những thị trường BĐS và chứng khoán. Thay vì đây là những thị trường cao cấp, kiểm soát chặt thì nó lại phát triển quá nóng và nhiều khi vượt qua sự kiểm soát để thành như một cái chợ, một canh bạc.
Nhờ lại thời điểm chứng khoán lên 1200 điểm, mọi cảnh báo phát triển nóng, nguy cơ đổ vỡ cũng đã được đưa ra, bất động sản tăng cao nhiều lần hơn giá trị thực, vượt xa nhu cầu mua bán cũng đã được khuyến cáo... Tuy nhiên, những cảnh báo dường như đã bị bỏ qua vì tất cả đều đang say máu và có lợi cộng với sự "thăng hoa" của thị trường khiến cho không ai nghĩ mọi việc lại rơi vào kết cụ xấu.
Nhưng qua tác động khủng hoảng kinh tế 2008, chứng khoán bắt đầu đi xuống, và rồi liên tiếp lạm phát, bất ổn trong nước khiến cho nó trượt dài xuống mốc dưới 400 điểm. Những con số giao dịch, tăng điểm, lợi nhuận ấn tượng đã thay bằng màu sự thua lỗ và tê liệt dần của hầu hết nhà đầu tư như ngày hôm nay.
Tình trạng như thế cũng đến với bất động sản. Đã có lúc, giá bất động sản tưởng như không bao giờ ngừng tăng, vì thế tâm lý cứ đổ vào đất, bỏ càng nhiều càng thắng lớn đã kéo người người làm bất động sản, DN nào cũng làm bất động sản... Nhưng rồi lạm phát, hãm phanh tín dụng đã khiến cho thị trường đóng băng. Bất động sản tiền tỷ nhưng đóng băng không giao dịch và nhà đầu tư bắt đầu ôm nợ.
Chính nhiều chuyên gia tài chính đã từ sớm bày tỏ những phát triển lệch lạc trên nền kinh tế. Trong khi các thị trường cơ bản như nhân lực, công nghệ chưa được xác lập thì những thị trường cao cấp như chứng khoán, BĐS lại nóng quá mức. Nó thoát ra ngoài chức năng cơ bản của mình mà trở thành một nơi buôn bán, nhưng cú đầu tư ngắn hạn và canh bạch trao tay tiền tỷ...lôi kéo toàn bộ người dân, DN và cả hệ thống tài chính vào một vòng xoáy.
Những bất cập và nguy cơ đã được chỉ ra nhưng dường như chỉ đến hôm nay mới được nhận rõ thì với nhiều người, đã quá muôn. Còn với nền kinh tế thì phải chịu những tác động không nhỏ. Từ đây, chính chứng khoán và BĐS cũng đang gánh chịu những khó khăn và buộc phải tính cơ cấu lại nếu muốn phát triển cao hơn.
Ngân hàng: Hệ lụy khó chối
Trong những vụ lừa đảo vừa qua, đã có bóng dáng của những nhân viên hay các đơn vị ngân hàng có liên lụy. Tuy tất cả đều phủ nhận sự can dự của mình mà xem đó chỉ là những sai phạm cá nhân, mượn danh ngân hàng.
Tuy nhiên, trong một lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi chặt chẽ sự kiểm soát về pháp lý và đạo đức nhưng ngân hàng đã không kiểm soát được, để danh tiếng, địa vị pháp lý và cả nguồn vốn của mình bị lợi dụng. Điều đó, dù dưới góc độ nào thì chính các ngân hàng cũng đã bị ảnh hưởng, ít nhất là về chất lượng và niềm tin trong mắt người dân.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn chính là dư nợ tín dụng bất động sản của các ngân hàng vào chứng khoán. Trong mấy năm gần đây, khi các ngân hàng thương mại liên tục tăng cho vay phi sản xuất mà chủ yếu là BĐS và chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục cảnh báo rồi cả áp dụng các biện pháp kỷ luật để ngăn chặn.
Trước đây, lo ngại cho vay chứng khoán, định mức cho vay chứng khoán 20% tín dụng đã được đưa ra. Nhưng tỷ lệ này vẫn còn quá cao và tiếp tục được siết lại ở mức 20% vốn điều lệ vào năm 2008. Tại thời điểm đó, sự thay đổi đã khiến cho các ngân hàng không hài lòng và phản đối vì cho rằng bị mất đi một cơ hội làm ăn.
Đối với cho vay bất động sản cũng vậy, năm nào Ngân hàng Nhà nước cũng phải nhắc nhở về hạn chế cho vay nhưng xem ra, sự nhắc nhở này chẳng có mấy tác dụng khi cho vay bất động sản vẫn ở trong mức cao và nguy hiểm và được đánh giá là một nguy cơ đối với an toàn hệ thống.
Sự việc căng lên khi đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước buộc các tổ chức tín dụng phải giảm dư nợ phi sản xuất xuống 22% vào tháng 9 và 16% vào cuối năm thì nhất loạt các ngân hàng kêu ca khó thực hiện rồi lộ ra hàng loạt ngân hàng cho vay bất động sản, chúng khoán rất cao, có ngân hàng lên đến trên 50%.
Sự thực là đến hạn tín dụng phi sản xuất nhưng vẫn có đến 5 ngân hàng không thể đáp ứng tiêu chí này. Thông tin sau đó từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, có đến hàng trăm, ngàn tỷ đồng đang cho vay BĐS và một con số lớn khác đang dính vào chứng khoán.
Đây thực sự là điều đáng lo ngại cho chất lượng tín dụng trong bối cảnh hai thị trường hiện nay. Sự thực rất nhiều khoản cho vay trong hai lĩnh vực này bị rơi vào tình trạng xấu. Ngân hàng nông nghiệp mới đây đã phải thừa nhận đa phần trong tỷ lệ nợ xấu hơn 6% của họ là từ bất động sản. Theo nhận định của các chuyên gia từ Công ty chứng khoán Thăng Long, tình hình tương tự sẽ đến với nhiều ngân hàng khác.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu có sự liên hệ nào giữa những vụ vỡ nợ và các khoản cho vay của ngân hàng? Và có bao nhiêu phần cho vay của ngân hàng đang rơi vào tính trạng có thể mất vốn vì đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán và BĐS? Câu trả lời từ các chuyên gia trong ngành là có và không hề nhỏ. Và tình trạng nợ xấu gia tăng nhanh trong thời gian gần đây chính là một biểu hiện cho tình trạng này.
Các ngân hàng cũng có thể trả lời là họ không lo lắm trước các khoản vay này vì được đảm bảo bởi tài sản. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo liệu có được chuyển hóa để bù đắp thanh khoản cho các ngân hàng khi mà thị trường sụt giảm và đóng băng như hiện nay.
Nguy hiểm hơn trong tình trạng hiện nay, khi các khoản vay ngân hàng ngày càng đến hạn, khả năng trả nợ không có... để tránh phá sản và đổ vỡ họ tiếp tục leo theo các khoản tín dụng đen. Thậm chí, rất có thể, những chính sách về ưu đãi mới về lãi suất, tín dụng sẽ lại bị lợi dụng để đảo nợ. Mà chuyện này đã xảy ra nhiều trong những chính sách ưu đãi trước đây.
Theo Lê Khắc
Vef

Nhận diện những “thủ phạm” gây bất ổn kinh tế

“Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng, nhưng sự bất ổn của nền kinh tế nếu có xảy ra trong tương lai cũng sẽ bắt nguồn từ chính những ngân hàng yếu kém”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy Đà Nẵng) đưa ra quan điểm như trên khi nói về những bất cập của chính sách tài chính, tiền tệ, trong đó có việc “đẻ” quá nhiều ngân hàng thương mại thời gian qua.
Ngân hàng cũng buôn đất
Nhìn nhận của đại biểu Thanh khá đồng nhất với đánh giá của nhiều đại biểu khác trong phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường về thực hiện kinh tế - xã hội 2011, ngày 27/10 cũng như các buổi thảo luận tại tổ trước đó.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thanh, sau Kết luận 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương... thì tình hình kinh tế có khá dần lên, song còn nhiều vấn đề vẫn đáng quan ngại; trong đó tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, đồng tiền mất giá, nhập siêu tăng... là những nỗi lo thường trực.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên, theo đại biểu, là nằm ở chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng trước đó và cơ cấu bản thân nền kinh tế còn nhiều bất hợp lý, phát hành, đưa nhiều tiền mặt vào lưu thông, trong khi hàng thì ít đã dẫn đến lạm phát cao.
Đặc biệt, cơ quan thẩm quyền mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời hàng loạt ngân hàng mới, nâng cấp hàng chục ngân hàng nông thôn, nâng tổng số lên gần một trăm ngân hàng, trong khi quản lý nhà nước lại tỏ ra yếu kém đã dẫn đến mất kiểm soát.
“Tôi biết có ngân hàng khi thành lập có vốn khoảng một nghìn tỷ đồng, sau đó họ huy động thêm khoảng 10 nghìn tỷ đồng nữa, rồi nhẹ nhàng rút tiền của mình ra, lấy 10 nghìn tỷ của thiên hạ đi buôn bất động sản. Khi giá đất rớt thê thảm, đến hạn không có tiền trả lại cho người gửi thế là đua nhau đẩy lãi suất huy động lên 18%, 20%, thậm chí 25%, 30%/năm để có tiền, lấy tiền của người sau để trả cho người lấy trước, từ đó đẩy lạm phát lên cao...”, đại biểu Thanh cho hay.
Thậm chí, có ngân hàng “ôm” mấy miếng đất của mình mua rồi ôm luôn mấy miếng đất của người vay mang đi thế chấp, trong khi thị trường nhà đất thì đóng băng, không bán được thế là nợ xấu tăng lên.
“Báo cáo nợ xấu hiện nay là 75 nghìn tỷ đồng, nhưng tôi cho rằng con số này cũng đáng nghi ngờ vì có thể thực tế còn nhiều hơn. Nguy hơn là trong 75 nghìn tỷ đồng đó thì đã xấp xỉ 50% thuộc loại cực xấu, tức là không còn khả năng thu hồi được”, đại biểu nói tiếp.
Nhiều ngân hàng là vậy, song theo đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An), cử tri ở nông thôn rất bức xúc vì không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Mỗi lần “vác” sổ đi vay thì ngân hàng luôn kêu hết vốn (thật ra là ngân hàng ngại cho vay trong sản xuất nông nghiệp vì tính rủi ro cao).
Hơn nữa, trong một thời gian dài, cùng với một hệ thống ngân hàng “hùng mạnh”, nền kinh tế đã bị rơi vào vòng luẩn quẩn bởi nới lỏng chính sách tiền tệ thì bị lạm phát, còn thắt chặt thì nợ xấu tăng lên, sức mua giảm sút, các nguồn tín dụng đen phát triển mạnh và kéo theo đó là nguy cơ đổ vỡ, sự tăng trưởng có nguy cơ bị đe dọa...
Bởi vậy, theo các đại biểu, Chính phủ cần sớm cải tổ hệ thống ngân hàng, nhưng phải hết sức thận trọng và có bước đi thích hợp, "làm sao chúng ta diệt được sâu rầy ở những cánh đồng nhưng vẫn giữ được cánh đồng lúa xanh tốt và có mùa bội thu".
“Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ là muốn nói đến trách nhiệm của người điều hành, muốn chỉ ra những yếu kém của quản lý nhà nước chứ không phải chỉ là mổ xẻ tình hình”, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu ý kiến.   
Và những "đồng phạm"
Cùng với những bất ổn của hệ thống tài chính, tiền tệ, nhiều tồn tại ở các lĩnh vực khác cũng được các đại biểu chỉ ra tại phiên thảo luận chiều 27/10.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho hay, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước dù nhận được nhiều vốn, ưu đãi nhưng lại kém hiệu quả. Khối này chiếm tới 60% vốn tín dụng và chiếm 70% vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37 - 38% GDP hàng năm, trong đó khoảng 12% bị thua lỗ, với mức lỗ bình quân gấp 12% so với doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Một “tội đồ” khác cũng góp sức không nhỏ cho những bất ổn của nền kinh tế, theo đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) là tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, tài nguyên. Nó không những gây thất thoát, lãng phí rất lớn nguồn lực quốc gia và còn là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng tham nhũng, tiêu cực.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng sử dụng đất trái pháp luật, sai mục đích để hoang hóa lãng phí là rất nghiêm trọng. Vẫn còn 2.455 cơ quan, tổ chức với hàng chục nghìn dự án treo để hoang hóa tới 250.862 ha đất. Còn tới 3.311 cơ quan, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, chuyển nhượng trái pháp luật với diện 25.587 ha, trong khi các quận nội thành Hà Nội cần ít nhất 1.500.000 m2 đất, Tp.HCM cần tới 4.874.000 m2 đất cho các trường phổ thông, các trường mầm non...
“Đầu kỳ họp này, tôi có trao đổi với đồng chí Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đồng chí cho biết tại Tp.HCM, đất của rất nhiều cơ quan, tổ chức để hoang hóa, sử dụng sai mục đích với diện tích rất lớn, nhưng thu hồi chẳng được bao nhiêu vì đụng đâu vướng đó”, đại biểu Tiến cho hay.
Với thực tế trên, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) mong muốn Chính phủ cần có những phân tích nghiêm túc, sâu sắc hơn về diễn biến tình hình. Bởi, theo đại biểu, thực tế là hiệu quả của nền kinh tế nước ta đang có biểu hiện giảm sút, khi mức đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 cao hơn giai đoạn trước nhưng tốc đột tăng trưởng kinh tế lại thấp hơn, hệ số ICOR lại tăng lên...
Truyền đạt những nhìn nhận, suy nghĩ của cử tri đối với những bất ổn của nền kinh tế, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho biết, dư luận chung hiện đang có một tâm trạng vừa mừng, vừa lo và hi vọng.
Mừng vì trong điều kiện khó khăn trong nước và ngoài nước đang tăng, mà chúng ta đã có kết quả như báo cáo, chúng ta đã có một vị thế được thế giới đánh giá, nhất là giải pháp tình thế là điều đáng mừng. Lo vì đã chỉ đạo rất quyết liệt mà lạm phát vẫn cao, đứng thứ hai thế giới và cách xa các nước trong khu vực.
Cùng với đó, cử tri cũng hy vọng là Chính phủ sẽ có những đột phá vào những khâu rất quan trọng như thể chế, hạ tầng, chất lượng nguồn lực... Đặc biệt là dỡ ra rào cản về tư duy nhiệm kỳ, về lợi ít cục bộ, lợi ích nhóm và bệnh thành tích.
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) chốt lại: “Tái cấu trúc nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác không phải là vấn đề mới vì Chính phủ và nhiều đại biểu Quốc hội khóa XII đã đề cập khi thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế cần phải chớp thời cơ. Song tiếc là chúng ta nói sớm, nhưng làm muộn”.
Từ Nguyên
tbktvn
 

Chứng khoán Mỹ vọt 3% nhờ thỏa thuận của EU, Dow Jones vượt 12,000 điểm

FTSE của Anh vọt 2.89%, DAX của Đức leo 5.35% và CAC 40 của Pháp phi 6.28%

(Vietstock) - Chứng khoán Mỹ tăng vọt 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm nhờ thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng nợ kéo dài hai năm qua của các nhà lãnh đạo châu Âu.

Sau hơn 8 giờ đàm phán, các nhà lãnh đạo châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các giám đốc ngân hàng đã ký thỏa thuận về việc tái cấp vốn cho các ngân hàng khó khăn của châu Âu và nâng quy mô của quỹ giải cứu khu vực lên 1.4 ngàn tỷ USD thông qua việc sử dụng đòn bẩy. Dù vậy, quyết định về cách thức tái cấp vốn các ngân hàng và gia tăng quỹ giải cứu vẫn chưa được thông qua lần cuối cùng.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng bao gồm các điều khoản về việc xóa 50% nợ cho Hy Lạp.
Một số nhà đầu tư cho rằng việc thực thi các thỏa thuận sẽ vấp phải nhiều thách thức lớn. Theo các nhà phân tích, tiến triển tại châu Âu đã loại bỏ được các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ và làm giảm nỗi lo sợ rằng cuộc khủng hoảng đang lây lan sang hệ thống tài chính toàn cầu. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX) lao dốc 14%.
Tài chính là nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất thị trường với chỉ số ngân hàng KBW vọt 6% và S&P 500 Tài chính leo dốc 6.2%.
Tất cả 10 nhóm ngành của S&P 500 đều tăng hơn 1%, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cơ bản và năng lượng sau khi giá dầu thô tăng vọt 4.3%.
Đà tăng trong ngày đã giúp S&P 500 vượt đường trung bình 200 ngày lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8, một dấu hiệu cho thấy xu hướng ngày càng cải thiện của thị trường sau 5 tháng sụt giảm liên tiếp.
Từ đầu tháng 10 đến nay, S&P 500 đã tăng hơn 13% và đang hướng đến tháng tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/1974.
Trong một dấu hiệu tích cực khác, Chính phủ Mỹ thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 tăng trưởng 2.5%, tốc độ trưởng mạnh nhất trong vòng một năm và cao gấn gấp đôi so với mức 1.3% trong quý 2.
Nguồn: VietstockFinance

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones vọt 339.51 điểm (2.86%) lên 12,208.55 điểm, chỉ số S&P 500 tiến 42.59 điểm (3.43%) lên 1,284.59 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh 87.96 điểm (3.32%) lên 2,738.63 điểm.
Khoảng 11.95 tỷ cổ phiếu được sang nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; cao hơn mức trung bình hàng ngày năm ngoái là 8.47 tỷ cổ phiếu. Đây đồng thời là khối lượng giao dịch cao nhất kể từ ngày 04/10.
Khoảng 87% cổ phiếu trên sàn New York tăng giá trong khi tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 81%.
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính tại châu Á và châu Âu ngày 27/10:
Nguồn: VietstockFinance
Phạm Thị Phước (Theo Reuters, CNN Money)
 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

GIAO DỊCH KÝ QUỸ

GIAO DỊCH KÝ QUỸ

A. Thông tin chung

1. Hợp đồng Giao dịch ký quỹ:
  • Thời hạn cho vay tối đa: 03 tháng
  • Có thể xem xét gia hạn thêm thời gian cho vay tối đa: 03 tháng
2. Lãi suất cho vay Giao dịch Ký quỹ:
  • Lãi suất cho vay hiện hành: 0,06%/ngày
  • Lãi suất do vượt Tỷ lệ nợ cho phép: 150% x 0,06%/ngày
3. Lãi suất Ứng trước tiền bán chứng khoán: 0,06%/ngày
B. Danh Sách Mã Chứng Khoán Được Phép Giao Dịch Ký Quỹ

Áp dụng từ ngày 01 tháng 11 năm 2011
STT Sàn GD Mã CK Tên Chứng khoán Loại Tỷ lệ
cho vay
1 HASTC AAA Công ty cổ phần Nhựa & Môi trường xanh An Phát CP 35.00
2 HASTC ACB Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu CP 40.00
3 HASTC BCC Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn CP 40.00
4 HASTC BKC Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn CP 35.00
5 HASTC CTS Công ty cổ phần CK NH Công thương Việt Nam CP 30.00
6 HASTC CVT Công ty Cổ phần CMC CP 35.00
7 HASTC DBC Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam CP 40.00
8 HASTC DCS Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu CP 30.00
9 HASTC EBS Công ty cổ phần Sách Giáo Dục tại TP Hà Nội CP 35.00
10 HASTC HBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội CP 40.00
11 HASTC HBS CTCP Chứng khoán Hòa Bình CP 30.00
12 HASTC HOM Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai CP 35.00
13 HASTC HUT Công Ty Cổ Phần TASCO CP 35.00
14 HASTC ICG Công ty cổ phần Xây dựng sông Hồng CP 40.00
15 HASTC KKC Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh kim khí CP 35.00
16 HASTC LIG CTCP Licogi 13 CP 35.00
17 HASTC NBP Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình CP 35.00
18 HASTC NTP Công Ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong CP 40.00
19 HASTC PFL Công ty Cổ phần BĐS Tài chính Dầu khí Việt Nam CP 30.00
20 HASTC PGS Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam CP 40.00
21 HASTC PHC CTCP Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Phục Hưng CP 30.00
22 HASTC PLC Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex CP 35.00
23 HASTC PV2 CTCP Đầu tư và Phát triển PVI CP 30.00
24 HASTC PVC Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí CP 40.00
25 HASTC PVE CTCP Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí CP 35.00
26 HASTC PVI Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam CP 40.00
27 HASTC PVL CTCP BĐS Địa lực Dầu khí CP 20.00
28 HASTC PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam CP 40.00
29 HASTC PVV CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC CP 30.00
30 HASTC PVX Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam CP 40.00
31 HASTC QNC Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh CP 35.00
32 HASTC S96 Công ty cổ phần Sông Đà 9.06 CP 35.00
33 HASTC SCJ Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn CP 35.00
34 HASTC SCR Công ty cổ phần BĐS Sacomreal CP 30.00
35 HASTC SD2 Công ty cổ phần Sông Đà 2 CP 35.00
36 HASTC SD5 Công ty Cổ phần Sông Đà 5 CP 40.00
37 HASTC SD6 Công ty Cổ phần Sông Đà 6 CP 35.00
38 HASTC SD9 Công Ty Cổ Phần Sông Đà 9 CP 40.00
39 HASTC SDA Công ty Cổ phần Simco Sông Đà CP 35.00
40 HASTC SDT Công ty Cổ phần Sông Đà 10 CP 40.00
41 HASTC SDU Công ty cổ phần ĐT XD và Phát triển đô thị Sông Đà CP 35.00
42 HASTC SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội CP 35.00
43 HASTC SHN Công ty cổ phần Đầu Tư Tổng Hợp Hà Nội CP 40.00
44 HASTC SJE Công ty Cổ phần Sông Đà 11 CP 35.00
45 HASTC SSM Công ty cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM CP 35.00
46 HASTC STP Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà CP 35.00
47 HASTC TH1 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam CP 35.00
48 HASTC THT Công ty cổ phần Than Hà Tu - TKV CP 35.00
49 HASTC TNG Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG CP 35.00
50 HASTC VC1 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 CP 35.00
51 HASTC VCR Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex CP 30.00
52 HASTC VFR CTCP Vận tải Thuê tàu CP 30.00
53 HASTC VGS Công ty cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE CP 35.00
54 HASTC VKC CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh CP 35.00
55 HASTC VNF Công ty CP vận tải ngoại thương CP 35.00
56 HASTC XMC Công ty cổ phần Bê tông và XD Vinaconex Xuân Mai CP 30.00
57 HOSE AAM Công ty cổ phần Thủy sản Mekong CP 35.00
58 HOSE ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre CP 35.00
59 HOSE ACL Công ty cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang CP 40.00
60 HOSE AGD CTCP Gò Đàng CP 30.00
61 HOSE AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang CP 35.00
62 HOSE AGR Công ty cổ phần CK NH NN & PT Nông thôn Việt Nam CP 30.00
63 HOSE APC Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú CP 35.00
64 HOSE ASM Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai An Giang CP 30.00
65 HOSE BBC Công ty Cổ phần Bibica CP 35.00
66 HOSE BCI Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh CP 35.00
67 HOSE BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa CP 35.00
68 HOSE BMP Công ty cổ phần nhựa Bình Minh CP 40.00
69 HOSE BTT Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bến Thành CP 35.00
70 HOSE BVH Tập đoàn Bảo Việt CP 30.00
71 HOSE CDC Công ty cổ phần Chương Dương CP 35.00
72 HOSE CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM CP 40.00
73 HOSE CMG CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC CP 30.00
74 HOSE CNT Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư CP 40.00
75 HOSE CSG Công ty cổ phần Cáp Sài Gòn CP 35.00
76 HOSE CSM Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam CP 40.00
77 HOSE CTD Công ty cổ phần Xây dựng Cotec CP 35.00
78 HOSE CTG Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam CP 40.00
79 HOSE CTI Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO CP 35.00
80 HOSE D2D Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 CP 35.00
81 HOSE DCT Công ty cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai CP 35.00
82 HOSE DHG Công ty cổ phần Dược Hậu Giang CP 35.00
83 HOSE DIC Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại DIC CP 40.00
84 HOSE DIG Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng CP 40.00
85 HOSE DLG CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai CP 20.00
86 HOSE DMC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco CP 35.00
87 HOSE DPM Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí CP 40.00
88 HOSE DQC Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang CP 35.00
89 HOSE DRC Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng CP 40.00
90 HOSE DRH CTCP Đầu tu Căn nhà Mơ ước CP 30.00
91 HOSE DTL Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc CP 35.00
92 HOSE EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam CP 40.00
93 HOSE FDC CTCP Đầu tư Xây dựng XNK Ngoại thương CP 40.00
94 HOSE FPT Công ty cổ phần FPT CP 40.00
95 HOSE GIL CTCP XNK Bình Thạnh CP 35.00
96 HOSE GMC Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn CP 35.00
97 HOSE GMD Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển CP 40.00
98 HOSE GTT Công ty Cổ phần Gỗ Thuận Thảo CP 35.00
99 HOSE HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai CP 40.00
100 HOSE HAP Công ty cổ phần Tập đoàn HAPACO CP 35.00
101 HOSE HBC Công ty Cổ Phần XD và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình CP 35.00
102 HOSE HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu CP 35.00
103 HOSE HDG Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô CP 30.00
104 HOSE HLG Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Long CP 35.00
105 HOSE HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát CP 40.00
106 HOSE HRC Công Ty Cổ Phần Cao su Hòa Bình CP 30.00
107 HOSE HSG Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen CP 40.00
108 HOSE HTV Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên CP 20.00
109 HOSE HU3 CTCP Đầu tư & XD HUD3 CP 30.00
110 HOSE HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương CP 35.00
111 HOSE IJC Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật CP 40.00
112 HOSE IMP Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm CP 35.00
113 HOSE ITA Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo CP 40.00
114 HOSE KBC Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP CP 40.00
115 HOSE KDC Công ty cổ phần Kinh Đô CP 40.00
116 HOSE KDH Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền CP 30.00
117 HOSE KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội CP 35.00
118 HOSE KSH Tổng công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam CP 35.00
119 HOSE KSS Tổng công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico CP 40.00
120 HOSE KTB CTCP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc CP 30.00
121 HOSE LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An CP 40.00
122 HOSE LBM Công ty cổ phần Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng CP 30.00
123 HOSE LCG Công ty cổ phần LICOGI 16 CP 40.00
124 HOSE LHG Công ty cổ phần Long Hậu CP 35.00
125 HOSE LSS Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn CP 40.00
126 HOSE MCG Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam CP 35.00
127 HOSE MPC Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú CP 35.00
128 HOSE MSN CTCP Tập đoàn Ma San CP 30.00
129 HOSE NHS Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa CP 35.00
130 HOSE NKG Công ty CP thép Nam Kim CP 30.00
131 HOSE NTL Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm CP 40.00
132 HOSE NVN Công ty cổ phần Nhà Việt Nam CP 35.00
133 HOSE OGC Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương CP 40.00
134 HOSE OPC Công ty cổ phần Dược phẩm OPC CP 35.00
135 HOSE PAN Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình CP 35.00
136 HOSE PET Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí CP 40.00
137 HOSE PGC Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex CP 35.00
138 HOSE PGD Công ty cổ phần Phân phối khí Thấp áp CP 40.00
139 HOSE PHR Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa CP 40.00
140 HOSE PHT Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến CP 35.00
141 HOSE PJT Công Ty Cổ Phần VT Xăng dầu Đường Thủy Petrolimex CP 30.00
142 HOSE PNJ Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận CP 40.00
143 HOSE POM Công ty cổ phần Thép Pomina CP 35.00
144 HOSE PPC Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại CP 40.00
145 HOSE PPI CTCP Phát triển hạ tầng và BDS Thái Bình Dương CP 40.00
146 HOSE PTL CTCP Hạ tầng Cơ sở Dầu khí CP 35.00
147 HOSE PVD Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí CP 40.00
148 HOSE PVF Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam CP 40.00
149 HOSE PVT Tổng Công ty cổ phần Vận tải dầu khí CP 30.00
150 HOSE PXI CTCP XD công nghiệp &dân dụng dầu khí CP 30.00
151 HOSE PXL CTCP Đầu tư KCN Dầu khí - Idico Long Sơn CP 30.00
152 HOSE PXS CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí CP 35.00
153 HOSE QCG Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai CP 35.00
154 HOSE RAL Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông CP 35.00
155 HOSE REE Công ty cổ phần Cơ điện lạnh CP 40.00
156 HOSE SBC Công ty cổ phần Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn CP 40.00
157 HOSE SBT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh CP 40.00
158 HOSE SC5 Công ty cổ phần Xây dựng số 5 CP 35.00
159 HOSE SEC Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai CP 30.00
160 HOSE SFI Công Ty Cổ Phần Đại Lý Vận Tải SAFI CP 35.00
161 HOSE SHI Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà CP 30.00
162 HOSE SJS Công ty cổ phần ĐT PT Đô thị và KCN Sông Đà CP 40.00
163 HOSE SMC Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC CP 35.00
164 HOSE SPM Công ty Cổ phần S.P.M CP 20.00
165 HOSE STB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín CP 40.00
166 HOSE SVC Công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn CP 35.00
167 HOSE SZL Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành CP 35.00
168 HOSE TAC Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An CP 35.00
169 HOSE TBC Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà CP 30.00
170 HOSE TCM Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - TM Thành Công CP 40.00
171 HOSE TDC Công ty Cổ phần KD & PT Bình Dương CP 40.00
172 HOSE TDH Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức CP 40.00
173 HOSE TLH Công ty cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên CP 40.00
174 HOSE TNA Công ty cổ phần TM XNK Thiên Nam CP 30.00
175 HOSE TNC CTCP Cao su Thong Nhat CP 35.00
176 HOSE TPC Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng CP 35.00
177 HOSE TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh CP 35.00
178 HOSE TS4 Công ty cổ phần Thủy sản số 4 CP 35.00
179 HOSE TTF Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành CP 35.00
180 HOSE UIC Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị IDICO CP 30.00
181 HOSE VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam CP 40.00
182 HOSE VCF CTCP VinaCafe Biên Hòa CP 30.00
183 HOSE VFG Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam CP 35.00
184 HOSE VFMVF1 Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam CCQ 40.00
185 HOSE VIC CTCP Vincom CP 30.00
186 HOSE VID Công ty cổ phần ĐT PT Thương mại Viễn Đông CP 35.00
187 HOSE VIP Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO CP 40.00
188 HOSE VIS Công ty Cổ phần Thép Việt Ý CP 40.00
189 HOSE VMD CTCP Y dược phẩm Vimedimex CP 30.00
190 HOSE VNA Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP CP 35.00
191 HOSE VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam CP 40.00
192 HOSE VNS Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam CP 35.00
193 HOSE VRC CTCP Xay Lap Bat dong san Vung Tau CP 35.00
194 HOSE VSH Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh CP 40.00
195 HOSE VST Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam CP 35.00
196 HOSE VTO Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO CP 35.00
Trân trọng thông báo.

http://hsc.com.vn/hscportal/pages/su...de=Help_Margin