Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Tôi vẫn chọn chứng khoán


(Vietstock) - Khoảng thời gian nghỉ Tết giúp tôi có những giây phút nhìn lại việc đầu tư của mình trong năm Con Mèo và suy nghĩ định hướng đầu tư trong năm Con Rồng.

Làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong năm mới có lẽ không chỉ là câu hỏi của riêng mình tôi mà là bài toán chung của giới đầu tư.
Gửi ngân hàng ư? Cá nhân tôi không thích kênh này vì đồng vốn qua cổ máy ngân hàng thường được giao cho giới đầu cơ, gây nên tình trạng bong bóng khi giá hàng hóa liên tục bị thổi lên như những năm qua. Điển hình có thể kể đến là thị trường bất động sản mà cuối cùng xã hội phải gánh chịu tổn thất. Chưa kể qua cổ máy ngân hàng, vốn được rót vào xây dựng những công trình nhà hàng, khách sạn, khu du lịch hay giải trí xa hoa, đối lập với tình trạng khó khăn và quá tải của ngành y tế và giáo dục trên khắp đất nước.
Ngoài ra, tôi còn lo ngại về sự an toàn vốn của mình trong bối cảnh nợ xấu và khó khăn về thanh khoản của các ngân hàng. Trong lịch sử hơn 20 năm trước, tôi đã từng chứng kiến sự đổ vỡ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng và nhiều ngân hàng thương mại nhỏ. So với ngày trước, hệ thống ngân hàng hiện nay có tài sản khổng lồ nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vẫn thấp hơn nhiều. Ngày ấy, các ngân hàng quốc doanh có tỷ lệ này lên hơn 50% trong khi hiện nay chỉ dưới 10% - xuất phát từ mô hình bao cấp mới chuyển sang kinh doanh nên vốn cho vay từ nguồn phát hành được chuyển thành vốn tự có.
Hơn nữa, thời gian trước chưa có luật Các Tổ chức Tín dụng nên khoản hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng khó khăn không bị bắt buộc phải ưu tiên thu hồi như hiện nay.
Mua nhà đất ư? Nếu chưa có chỗ ở, có lẽ tôi suy nghĩ sâu về điều này vì giá cả kiến trúc xây dựng quá rẻ. 20 năm trước, khi cất nhà tôi phải mua xi măng với giá bằng một nửa hiện nay trong khi các hàng hóa khác tăng gần 7-8 lần.
Tuy nhiên, giá đất thì lại bị thổi lên quá cao, bong bóng lớn, nên cũng chưa biết tình trạng đóng băng này sẽ kéo dài bao lâu.
Thôi, đành chờ dịp khác.
Đầu tư vàng ư? Tôi cũng không dám vì giá vàng hiện nay là giá được hình thành bởi những nhà đầu cơ, có thể lên nhanh nhưng cũng có thể xuống sâu. Gần 30 năm trước, khi quả bóng đầu cơ vàng xì hơi, giá vàng thế giới giảm sâu xuống mức chỉ còn 1/3 (từ 800 USD xuống 250 USD và giữ mức thấp này hơn 10 năm đến 2001).
Giảm bội chi ngân sách Mỹ là nguyên nhân làm giá vàng xuống thấp trong những năm 1980 và mục tiêu này đang được nước Mỹ đặt ra.
Giá vàng Việt Nam hiện nay cao hơn thế giới khoảng 2 triệu đồng mỗi lượng do lực mua của người dân đang cao hơn lực bán. Chỉ cần lực bán của người dân cao hơn lực mua như cách đây 1 năm thì giá vàng trong nước sẽ phải thấp hơn giá thế giới (do chi phí xuất khẩu). Và như thế, vàng sẽ giảm hơn 3 triệu đồng mỗi lượng dù giá vàng thế giới không đổi.
Suy đi ngẫm lại, cuối cùng, tôi vẫn sẽ đầu tư chứng khoán. Chưa bao giờ tôi thấy chứng khoán rẻ như hiện nay. Khá nhiều cổ phiếu đang có giá thị trường chỉ bằng 1/3 giá trị thực. Chưa kể nhiều doanh nghiệp không lỗ nhưng giá cổ phiếu chỉ khoảng 3 chấm; thậm chí dưới góc độ so sánh kinh tế, có những cổ phiếu có giá rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng gần 1/7 giá trị thực.
Cơ hội này chưa rõ sẽ kéo dài bao lâu và có lặp lại lịch sử hay không? Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro và nhà đầu tư cần thận trọng để nhận diện.
Nguyễn Đình Dũng (Vũng Tàu)
 

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Quản lý dòng tiền đầu tư: Phương pháp nào hiệu quả trong năm 2012?


(Vietstock) – Ngay cả khi lựa chọn đúng thời điểm ra vào thị trường, nếu như không quản trị dòng tiền đầu tư một cách hợp lý thì vẫn có thể bị thua lỗ.

Thắng trăm trận, thua một trận vẫn cháy túi!
Câu nói ”Một cổ phiếu tốt chưa chắc đã là một khoản đầu tư tốt” cho thấy việc lựa chọn thời điểm quan trọng như thế nào trong đầu tư.
Tuy nhiên, ngay cả khi lựa chọn đúng thời điểm ra vào thị trường, nếu như không quản trị dòng tiền đầu tư một cách hợp lý thì vẫn có thể bị thua lỗ.
Vì vậy mới có câu chuyện bi hài là có nhà đầu tư thắng liên tiếp nhiều phi vụ trong suốt giai đoạn 2009 – 2010, nhưng chỉ cần ”sẩy chân” vào khoảng 4 tháng cuối năm 2011 là mất trắng toàn bộ số lợi nhuận có được.
Điều này cũng góp phần giải thích tại sao một nhà đầu tư có tỷ lệ trading thành công 80% chưa chắc đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn một nhà đầu tư chỉ có tỷ lệ thành công 20%.
Vì vậy, bên cạnh việc nắm bắt xu thế thị trường, giới phân tích đầu tư cũng rất quan tâm đến việc quản trị dòng tiền nhằm tối đa hóa giá trị đầu tư và hạn chế rủi ro.
Phương pháp quản lý dòng tiền nào hiệu quả?
Thiết lập một chiến lược tổng thể phù hợp cho mọi giới đầu tư là không thể. Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp quản trị dòng tiền và trading được tin là sẽ có hiệu quả trong một giai đoạn biến động phức tạp và bất ngờ như năm 2012.
Chiến thuật 4 – 4 – 2 và các biến thể
Đây không phải là mô hình chiến thuật trong bóng đá mà là chiến thuật giải ngân từng phần trên thị trường chứng khoán.
Chiến thuật này đặc biệt phát huy hiệu quả trong những giai đoạn thị trường giá xuống mạnh, kéo dài và khó xác định đáy dài hạn.
Với chiến thuật 4 – 4 – 2, nhà đầu tư sẽ giải ngân khoảng 40% cho lần mua đầu tiên. Lần mua đầu tiên thường là dạng mua bắt đáy (bottom-fishing). Đây có thể coi là điểm mấu chốt của chiến thuật này, bởi vì nếu như bắt đáy lần đầu thất bại thì sẽ không có thêm việc giải ngân tiếp theo mà sẽ là hành động cắt lỗ.
Chiến thuật này sẽ giúp cho mức độ thua lỗ được hạn chế tối đa nếu như bắt đáy thất bại. Giả sử chúng ta bắt đáy thất bại 3 lần liên tiếp và mỗi lần thua lỗ khoảng 15% thì mức thua lỗ tính nhanh của cả 3 lần là 3x40%x15% = 18% danh mục. Chỉ cần một lần bắt đáy thành công tiếp theo và áp dụng chiến lược bình quân giá lên thì mức độ thua lỗ này có thể được bù đắp.
Điều này đặc biệt phát huy tác dụng trong những đợt suy giảm kéo dài và không xác định được đáy của thị trường như hiện nay. Tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người mà có thể chuyển thành chiến thuật 4 – 3 – 3 hoặc 5 – 3 – 2.
Ngoài ra, cũng có thể chẻ nhỏ tỷ lệ ra trong mỗi giai đoạn giải ngân tuỳ thuộc vào diễn biến từng phiên trong giai đoạn.
Điểm rơi của chiến thuật Bình quân giá lên tuỳ thuộc vào dạng tín hiệu
Như trình bày ở trên, rõ ràng chúng ta thấy có 3 điểm rơi cần chú ý: điểm bắt đáy (bottom-fishing), điểm mua đuổi theo giá và điểm mua cuối cùng.
Đầu tiên là điểm bắt đáy (bottom-fishing) để giải ngân 40% vốn đầu tiên. Tín hiệu dùng để phát hiện ra điểm này khá đa dạng nhưng nhìn chung đều thuộc dạng tín hiệu cảnh báo (warning).
Có thể chia ra hai trường hợp.
Nếu giá đang ở trong trạng thái trung gian và không ở gần ngưỡng hỗ trợ mạnh nào về mặt kỹ thuật thì thông thường giới phân tích kỹ thuật sẽ dùng hiện tượng phân kỳ giá lên (bullish divergence) để bắt đáy.
Còn nếu giá sắp chạm vào vùng chống đỡ mạnh (vùng đáy cũ, trendline trung dài hạn...) thì chỉ cần đợi khi giá test vùng này để giải ngân.
Đối với điểm mua đuổi theo đà tăng của giá cho 30% - 40% còn lại, thông thường sẽ chờ đến khi có những breakpoint quan trọng giữa giá với nhóm MA ngắn hạn xuất hiện. Điều quan trọng là phải chờ đến khi những tín hiệu mua (buy signal) thực sự xuất hiện, chứ không nên mua trước, để phòng ngừa rủi ro.
Cuối cùng, nếu như hai lần giải ngân đầu tiên đã bắt đầu có lời và thị trường chưa có dấu hiệu tạo đỉnh thì việc giải ngân thêm 20% - 30% cuối cùng có vẻ khá dễ dàng.
Nói chung, sự thành bại chủ yếu được quyết định trong lần giải ngân đầu tiên đối với chiến lược bắt đáy và bình quân giá lên này.
Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK

Thị trường bất động sản Việt Nam – bao giờ tăng giá trở lại ?

I. Quá trình phát triển của bất động sạn nước ta :

            1. Giai đoạn tăng trưởng những năm 1991 đến cuối 1996 và suy giảm những năm 1997-1999. Từ năm 1991 Nhà nước ta quyết định áp dụng cơ chế thị trường Giá đất ở những vùng đô thị mới tăng cao. Có những nới tăng hơn 10 lần. Giao dịch tăng mạnh, Giai đoạn này được tiếp nối bởi chu kỳ suy giảm trong những năm 1997-1999. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á; do nhà nước tăng cường kỷ cương quản lý đất đai...
2.Giai đoạn tăng trưởng những năm 2000-2004 và suy giảm những năm 2004-đầu năm 2006. Dưới tác động của việc phục hồi kinh tế thế giới; cùng với việc ban hành Nghị định 71, Nghị định 79, Nghị định về giảm thuế chước bạ và thuế thu nhập, thị trường bất động sản đi vào một chu kỳ tăng trưởng mạnh. Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đã trở thành những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản hùng mạnh Cơn "sốt đất" này bị sự kiện ban hành Luật Đất đai năm 2003 cắt ngang, thị trường bất động sản chậm giao dịch.      
Từ năm 2004 trở đi, sự vận hành thị trường chứng khoán gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tăng độ "nóng" cho thị trường này. Từ đó, những người đầu tư chủ yếu vào thị trường bất động sản đã chuyển "sốt" sang thị trường chứng khoán. Sự nóng lên quá nhanh của đầu tư vào chứng khoán đã làm vỡ "bong bóng" chứng khoán vào đầu năm 2007, tạo luồng đầu tư trở lại thị trường bất động sản.
3.Giai đoạn tăng trưởng vào những năm 2007-đầu 2008 và suy giảm từ khoảng Quý II năm 2008 đến nay. Thị trường bất động sản cùng với thị trường chứng khoàn đã có sự bùng phát rất mạnh vào những năm 2006-2008. Giao dịch sôi động, giá bất động sản tăng lên rất cao. Địa bàn các dự án triển khai rất rộng lớn. Giai đoạn này chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của thị trường khu vực miền Trung. Đặc biệt thị trường sản phẩm du lịch (resort) đã ra đời trong giai đoạn này. Không chỉ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cả Đà Nẵng, Nha Trang cũng trở nên sôi động trong phát triển thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, giai đoạn từ đầu năm 2008 đến này có những diễn biến rất khác biệt cả về sản phẩm, cả về địa bàn và cả về chủ thể đầu tư. Năm 2008, nền kinh tế nước ta phải điều chỉnh ngay từ tháng 3/2008. Tín dụng từ hệ thống ngân hàng bị thu hẹp, nguồn đầu tư công bị xem xét, cắt giảm. Thị trường bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn. Nhiều dự án, nhiều sản phẩm bị đình trệ. Cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ và thị trường trong nước nói chung và thị trường bất động sản tiếp tục bị điều chỉnh giảm. Thực chất, thị trường đã không tăng trưởng kể từ đầu năm 2008. Tuy nhiên, đầu năm 2009, dưới tác động của kích cầu, một số dự án, một số sản phẩm bất động sản trên địa bàn Hà Nội đã được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, hầu hết những dự án khác, những sản phẩm khác, những địa bàn khác không được tác động do tính lan tỏa không tới. Sang năm 2010, diễn biến không có nhiều biểu hiện rõ rệt mà chỉ giữ ở mức độ ngang bằng năm 2009.
Năm 2011, dưới tác động của chính sách hạn chế tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhằm kìm chế lạm phát, thị trường bất động sản thực sự suy giảm.

Rõ ràng về cơ bản thị trường BĐS Việt Nam không hề nằm ngoài quy luật phát triển của thị trường BĐS thế giới:

“ Thứ nhất, cấp độ sơ khởi: Đó là giai đoạn của tất cả mọi người đều có thể tạo lập được nhà của mình. Giai đoạn này chỉ cần có một mảnh đất là có thể hình thành nên một cái nhà và được coi là BĐS. Trong cấp độ này, các chính sách về đất đai, các chủ đất và các cơ quan quản lý đất đai đóng vai trò quyết định.
Thứ hai, cấp độ tập trung hoá
: Đó là giai đoạn của các doanh nghiệp xây dựng. Trong giai đoạn này, do hạn chế về đất đai, do hạn chế về năng lực xây dựng, không phải ai cũng có thể hình thành và phát triển một toà nhà, một BĐS lớn, một dự án BĐS. Trong cấp độ này, các chính sách về xây dựng và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý xây dựng đóng vai trò quyết định.
Thứ ba, cấp độ tiền tệ hoá:
Đó là giai đoạn của các doanh nghiệp xây dựng. Lúc này, sự bùng nổ của các doanh nghiệp phát triển BĐS, do hạn chế về các điều kiện bán BĐS, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiền để phát triển BĐS cho tới khi bán ra được trên thị trường. Trong cấp độ này, các ngân hàng đóng vai trò quyết định trong việc tham gia vào dự án này hoặc dự án khác. Các chính sách ngân hàng, các ngân hàng và các cơ quan quản lý về ngân hàng đóng vai trò quyết định.
Thứ tư, cấp độ tài chính hoá:
Khi quy mô của thị trường BĐS tăng cao và thị trường phát triển mạnh, do những hạn chế về nguồn vốn dài hạn tài trợ cho thị trường BĐS, các ngân hàng hoặc không thể tiếp tục cho vay đối với BĐS hoặc sẽ đối mặt với các rủi ro. Lúc này, các ngân hàng phải tài chính hoá các khoản cho vay, các khoản thế chấp cũng như các khoản tài trợ cho thị trường nhằm huy động đa dạng hoá các nguồn vốn. Trong cấp độ, các thể chế tài chính, các chính sách tài chính, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý tài chính là những chủ thể có vai trò quyết định. “

II. Các đặc điểm của thị trường Bất Động Sản:

Trong mỗi cấp độ phát triển của thị trường BĐS, quá trình vận động của thị trường đều có chu kỳ dao động tương tự như nhiều thị trường khác. Chu kỳ dao động của thị trường BĐS gồm có 4 giai đoạn: phồn vinh (sôi động), suy thoái (có dấu hiệu chững lại), tiêu điều (đóng băng) và phục hồi (nóng dần lên có thể gây “sốt”). Chẳng hạn như thị trường BĐS nước Mỹ trong khoảng 1 thế kỷ (1870-1973) trải qua 6 chu kỳ dao động, bình quân mỗi chu kỳ khoảng 18 năm; thị trường BĐS nước Nhật từ năm 1956 đến nay trải qua 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 10 năm; thị trường BĐS Hồng Kông từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay đã có 8 chu kỳ dao động, chu kỳ ngắn hạn là từ 6-7 năm, dài là 9-10 năm, trung bình là 8-9 năm. Thị trường BĐS Trung Quốc tuy hình thành chưa lâu nhưng từ năm 1978 đến nay cũng đã có 4 chu kỳ dao động, trong đó đáng chú ý có chu kỳ cực ngắn (1992-1994), tăng trưởng “phi mã” trong 2 năm 1992- 1993 rồi suy sụp rất nhanh trong năm 1994.
Áp dụng vào thị trường Việt Nam chúng ta có thể thấy :

-          Giai đoạn từ năm 1991 đến 1999 : là giai đoạn sơ khai của thị trường BĐS Việt Nam. Tăng nóng từ 1991 đến 1993 sau văn kiện đại hội đảng VII, Suy giảm từ 1993 đến 1996 ( giá vẫn tăng nhưng chậm lại) sau khi ra luật đất đai năm 1993. Đóng băng từ 1997 đến 1999 và phục hồi dần vào cuối 1999 – đầu năm 2000 với việc năm 1998, Quốc hội thông qua Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai với nội dung chủ yếu: quy định đất ở được sử dụng không có thời hạn; mở thị trường bất động sản cho các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp và các dự án đổi đất lấy hạ tầng; các nhà đầu tư trong nước được áp dụng hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền một lần và quyền thuê đất đó được giao dịch trên thị trường bất động sản.

-           Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 : là giai đoạn tập trung hóa của TT BĐS Việt Nam. Thị trường phục hồi với việc quốc hồi sửa đội bổ sung luật đất đai và nhóm đầu cơ đón đầu việc, khung pháp luật của Việt Nam thừa nhận quyền sử dụng đất là một thành phần của thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất và người sử dụng đất được thực hiện các giao dịch trên thị trường đối với quyền sử dụng đất vào năm 2003.Tăng nóng từ 2000-2003, suy giảm từ cuối 2003 đến 2004, đóng băng từ 2005- đầu 2006, phục hồi vào giữa 2006.
      Giai đoạn này tính đầu cơ của TT BĐS tăng cao,:
o        xuất hiện các tập đoàn kinh doanh bđs hùng mạnh
o        bắt đầu xuất hiện sự gắn kết rõ ràng giữa thị trường bđs và thị trường vốn
o        các nhóm đầu cơ bđs lộ diện rõ rệt
o        người dân bắt đầu ý thức việc chuyển đổi tư bản “ chết” trong bđs thành tư bản “ sống” ( hoạt động vay vốn, cầm cố…)

-          Giai đoạn từ năm 2007 đến này :là giai đoạn tiền tệ hóa bđs , thị trường tăng nóng từ năm 2006 đến giữa năm 2008, suy giảm thanh khoản từ 2009 đến 2010. Và đóng băng từ đầu cuối 2010 đến nay… Trong giai đoạn này sự tăng trưởng ở 1 số tt bđs cục bổ như Hà Nội, Đà nẵng thể hiển rõ những đặc trưng sau :
o        thể hiện rõ sự lũng đoạn của nhóm đầu cơ chính sách trong tt bđs ( Đón đầu quyết định mở rộng Hà nội, thổi đất Ba vì , Nhật tân , quốc lộ 32, An Khánh …..)
o        cấp độ tiền tệ hóa, tài chính hóa bđs theo vùng miền  được phân hóa : nơi nào có cấp độ tài chính hóa bđs càng cao thì tốc độ diễn biến sẽ nhanh , mạnh hơn, tính chất kinh tế thị trường thể hiện rõ rệt hơn.
o        Sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường bđs và sự phát triển của thị trường vốn.( Giai đoạn 2006- 2008 dư nợ cho vay phi sản xuất tăng vọt kéo theo tt bđs cũng tăng trưởng, khi có quy định về giảm tỷ lệ cho vay phi sx thì tt bđs cũng đổ đèo theo )
o        Hoạt động vay vốn, đòn bẩy tài chính trong tt bđs diễn ra phổ biến hơn
o        Giá nhà có sự gắn kết với lạm phát và giá vàng.

Tham khảo thêm quá trình tăng vốn của ngân hàng ACB:
30-06-1994 Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng.
17-02-1996 Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng.
28-02-2003 Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng.
23-08-2005 ACB tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
14-02-2006 Tăng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồng
25-05-2007 Tăng vốn điều lệ lên 2.530.tỷ đồng
12-12-2007  Tăng vốn điều lệ lên 2.630.tỷ đồng
Năm 2008 Vốn điều lệ đạt 6.355 tỷ đồng
Năm 2009 Vốn điều lệ đạt 7.814 tỷ đồng
Hiện tại  Vốn điều lệ đạt 9.376 tỷ đồng “
P/s : theo ý kiến cá nhân tôi thì Thị trường BĐS VN chưa thể tiến tới giai đoạn tài chính hóa bđs được cho nên giai đoạn 2007 đến nay mới chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiền tệ hóa bđs. Quá trình tiền tệ hóa bất động sản hoàn toàn có thể diễn ra trong 2-3 chu kì trước khi tiến tới giai đoạn tài chính hóa bđs.

Phân tích các giai đoạn trên có thể thấy TT BĐS Việt Nam có những đặc điểm sau:

1. Cân bằng cung-cầu BĐS chỉ xảy ra trong một thời điểm rất ngắn và mang tính tương đối

- cung-cầu BĐS luôn luôn có sự biến động và các dao động cung-cầu trên thị trường BĐS đã làm thay đổi trạng thái cân bằng cung-cầu,
sự mất cân bằng cung cầu này kèm theo việc thị trường bđs là thị trường không hoàn hảo nên giá BĐS luôn có sự tăng và giảm giá đột biến theo kiều : “cơn sốt nóng” hoặc “tình trạng đóng băng thanh khoản”

2. Thị trường BĐS mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc và không tập trung

BĐS là một loại hàng hoá cố định và không thể di dời về mặt vị trí và nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu. Trong khi đó, tâm lý, tập quán, thị hiếu của mỗi vùng, mỗi địa phương lại khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động của thị trường BĐS mang tính địa phương sâu sắc.

Mặt khác, thị trường BĐS mang tính không tập trung và trải rộng ở mọi vùng miền của đất nước. Sản phẩm hàng hoá BĐS có “dư thừa” ở vùng này cũng không thể đem bán ở vùng khác được. Bên cạnh đó, mỗi thị trường mang tính chất địa phương với quy mô và trình độ khác nhau do có sự phát triển không đều giữa các vùng, các miền, do điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội khác nhau dẫn đến quy mô và trình độ phát triển của thị trường BĐS khác nhau. Thị trường BĐS ở các đô thị có quy mô và trình độ phát triển kinh tế cao thì hoạt động sôi động hơn thị trường BĐS ở nông thôn, miền núi v.v..

3. Thị trường BĐS là hàng hóa có tính độc đáo, cá biệt và tương hỗ với xung quanh

 Một mảnh đất, một căn nhà, về mặt địa thế, gần như không thể lặp lại một cái thứ hai tương tự. Một căn hộ hướng nhìn xuống hồ với tầm nhìn đẹp sẽ cao giá hơn căn hộ cùng loại nhưng nhìn ra mặt đường. Trong cùng loại căn hộ nhìn ra hồ ấy, cũng hoàn toàn khác nhau, có căn thấy rõ được các tàn cây hay dãy núi phía xa bên kia hồ, nhưng căn kế bên thì không thể có cùng tầm nhìn như vậy… Dĩ nhiên, những “view” đẹp, độc đáo ấy đều tạo ra giá trị tăng thêm.

Giá trị của một miếng đất hay căn nhà bị ảnh hưởng rất nhiều từ những miếng đất hay căn nhà xung quanh. Một khu nhà đẹp nằm gần một mảnh đất sắp xây dựng nhà máy xem như… hỏng. Một cao ốc đẹp với nhà penthouse lộng lẫy nhưng nhìn xuống một khu ổ chuột lụp xụp thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa. Cho nên, những cái xung quanh một bất động sản nhiều lúc tạo ra giá trị cho nó lớn hơn bản thân nó được tạo ra.

4.Thị trường BĐS chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật, chính sách :

BĐS là tài sản lớn của mỗi quốc gia, là hàng hoá đặc biệt, các giao dịch về BĐS tác động mạnh mẽ đến hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội. Do đó, các vấn đề về BĐS đều sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật riêng về BĐS, đặc biệt là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và nhà ở. Đặc điểm này đặc biệt đúng ở nước ta do thị trường đất đai cấp I (thị trường sơ cấp- giao đất và cho thuê đất) là chịu tác động nhất bởi các quyết định của Nhà nước.

5. Thị trường BĐS là một dạng thị trường không hoàn hảo (thông tin không đầy đủ, thiếu 1 số tổ chức của thị trường).

Đặc điểm này xuất phát từ những đặc trưng riêng của mỗi vùng, chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống và tập quán, thị hiếu, tâm lý xã hội trong quá trình sử dụng BĐS, người mua và người bán thường thiếu thông tin liên quan đến những giao dịch trước.

BĐS có tính dị biệt, tin tức thị trường hạn chế, đất đai trên thị trường sơ cấp phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước nên thị trường BĐS là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.Mặt khác, thị trường BĐS không hoàn hảo còn do tính chất không tái tạo được của đất, nên thị trường BĐS mang tính độc quyền, đầu cơ nhiều hơn các thị trường hàng hoá khác.

5. Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính.
Động thái phát triển của thị trường này tác động tới nhiều loại thị trường trong nền kinh tế.

BĐS là tài sản đầu tư trên đất bao gồm cả giá trị đất đai sau khi đã được đầu tư. Mà đầu tư tạo lập BĐS thường sử dụng một lượng vốn lớn với thời gian hình thành BĐS cũng như thu hồi nguồn vốn dài. Khi BĐS tham gia lưu thông trên thị trường BĐS, các giá trị cũng như các quyền về BĐS được đem ra trao đổi, mua bán, kinh doanh v.v.. giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ, thu hồi vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận cho các bên giao dịch. Điều này chứng tỏ thị trường BĐS là đầu ra quan trọng của thị trường vốn.

Ngược lại, thị trường BĐS hoạt động tốt là cơ sở để huy động được nguồn tài chính lớn cho phát triển kinh tế thông qua thế chấp và giải ngân (Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm 80% trong tổng lượng vốn cho vay).

Ngoài ra, thị trường BĐS còn có quan hệ trực tiếp với thị trường xây dựng và qua đó mà bắc cầu tới các thị trường vật liệu xây dựng và đồ nội thất, thị trường lao động v.v.. dao động của thị trường này có ảnh hưởng lan toả tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân.

6. Thuộc tính tồn tại lâu dài

Hàng hoá gì cũng hư hỏng và có lúc hết “đát”, riêng bất động sản thì không. Việc sinh lãi của đất có thể thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng bản thân đất đai thì tồn tại vĩnh viễn. Các công trình xây dựng trên nó, như nhà ở, cửa hàng…, nếu bảo trì tốt có thể sử dụng hàng trăm năm, thậm chí có căn nhà tồn tại vài thế kỷ (một dòng họ có thể đi qua vài ba đời nhưng “mặt hàng” này - tức căn nhà của họ - thì vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, trừ nhà ở, còn các bất động sản sinh lợi (nhà cho thuê, cửa hàng…) thì gần như có thể tiếp tục sinh lợi vĩnh viễn (Không có một tư liệu hay công cụ sản xuất nào có thể sinh lợi lâu dài như vậy).

7. Thuộc tính kinh doanh tính toán đường dài

Khi quyết định đầu tư địa ốc cần có những cam kết dài hạn vì, dù rằng sự nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho cái lợi trước mắt cũng quan trọng, nhưng tính đường dài mới thật sự là bản chất của loại kinh doanh này. Chẳng hạn, nhanh chóng đầu tư vào một motel (khách sạn bên đường xa lộ) toạ lạc ngay trên một xa lộ có mật độ di chuyển cao là một quyết định tốt, nhưng cần phải biết rằng, năm năm nữa người ta có xây một con đường khác ngắn hơn và bỏ qua tuyến xa lộ này hay không?  Ngược lại, nếu tính xây chợ hay siêu thị, thì không phải xây nơi đông dân cư là hay (vì đất đai đắt, cạnh tranh cao) mà phải xây đón đầu ở khu vực kế cận còn hoang vắng, nhưng dự đoán là sẽ dần phát triển lan ra.Nhà đầu tư nào cứ cho rằng xu thế tăng giá sẽ tiếp tục mãi mãi sẽ có thể thất bại nặng nề. Thay vào đó, họ cần phân tích kỹ các kinh nghiệm thành bại của quá khứ và cố gắng đánh giá đúng những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

8.Thuộc tính về đồng tiền lớn

Vốn rất lớn nếu bạn muốn đầu tư địa ốc. Với rất nhiều người, căn nhà là tài sản lớn nhất của mọi gia đình. Vì thế nên, người đầu tư nhà làm sao có vốn nhỏ mà làm được? Loại kinh doanh này bao giờ cũng đòi hỏi nhiều tiền hơn bất cứ vốn liếng tự có nào của nhà đầu tư. Với hai yếu tố large size và long-term này, người mua nhà hay đầu tư nhà bao giờ cũng cần phải vay tiền
 

III. Bài học từ thị trường BĐS Thái Lan và tương lai của TT BĐS Việt Nam

 Bài học từ Thái lan

Bắt đầu từ những năm 1985, khi Thái Lan thực thi chính sách nới lỏng về tài chính và cho phép người đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư trong nước, nền kinh tế Thái Lan có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Các ngân hàng mọc lên ở khắp nơi cũng như mọt lượng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào trong nước. Chỉ trong vòng 3 năm, đến năm 1995, Thái Lan đã tăng được gấp đôi lượng vốn đầu tư nước ngoài.


Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư nước ngoài này chủ yếu lại rót vào lĩnh vực BĐS khi đó đang là một lĩnh vực đầu tư rất có lời do giá tăng vọt. Vốn đầu tư được đưa vào dưới 2 hình thức: vay nợ qua ngân hàng và huy động qua thị trường chứng khoán. Với sự trung gian của hệ thống các ngân hàng thương mại, chủ đầu tư vay vốn ngắn hạn (chủ yếu là 6 tháng) từ nước ngoài để tài trợ cho các dự án có thời gian từ 18 tháng đến 2 năm. Mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán, vốn được đưa vào các dự án thông qua các quỹ đầu tư BĐS.



Vậy, có gì sai lầm khi một lượng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực này? Theo nhận định của các chuyên gia nước ngoài, hàng hóa trong lĩnh vực BĐS chỉ được trao đổi và đáp ứng nhu cầu trong nước mà không thể xuất khẩu cũng như mang lại các nguồn thu nhập về ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán.



Thêm vào đó, tình hình đầu tư vào BĐS tràn lan bởi việc vay vốn từ ngân hàng và huy động qua thị trường chứng khoán quá dễ dàng. Trong cơ cấu vay nợ của các ngân hàng thương mại Thái Lan, vốn cho vay để đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm 10 đến 35%. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán cao. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài trực tiếp của Thái Lan vào nhà xưởng, tư liệu sản xuất... rất thấp so với các nước trong khu vực.



Cái gì đến phải đến. Từ năm 1995, sự kết hợp của một số yếu tố khách quan như sự lên giá của đồng USSD, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, sự sụt giảm nhu cầu thế giới về các sản phẩm bán dẫn, một sản phẩm xuất khẩu chính của Thái Lan, đưa nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng, thu nhập và tiêu dùng giảm mạnh. Về phía thị trường trong nước, thị trường BĐS một mặt bị thu hẹp và bị giới hạn bởi nhu cầu nội địa trong khi đầu tư tràn lan đã gây mất cân bằng trong quan hệ cung-cầu.



Theo thống kê, đến năm 1997, tỷ lệ không sử dụng BĐS ở Thái Lan tăng ở mức 15%. Giá BĐS rớt xuống, lĩnh vực đầu tư này không còn là lĩnh vực sinh lợi cho các chủ đầu tư như trước đây. Không giải quyết được đầu ra cho BĐS, các chủ đầu tư không trả được nợ vay ngân hàng. Hậu quả là lượng vốn vay trong ngân hàng ở dạng không có khả năng thu hồi vốn là rất lớn. Các ngân hàng theo đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay từ nước ngoài. Hệ thống tài chính ngân hàng khủng hoảng.



Mặt khác, như đã nói ở trên, BĐS không đóng góp vào cán cân xuất nhập khẩu của đất nước trong khi bản thân lại thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Sự mất cân đối như vậy là cơ hội cho các nhà đầu cơ nước ngoài. Với sự nhìn nhận nền kinh tế Thái Lan đang giảm dần tốc độ phát triển, hệ thống ngân hàng khủng hoảng, cán cân thương mại bị suy giảm, các nhà đầu cơ đã tìm cách rút vốn khỏi Thái Lan thông qua việc bán chứng khoán hoặc rút tiền khỏi ngân hàng. Hệ thống ngân hàng vì thế lại càng lâm vào tình trạng khó khăn. Giờ đây, ngay cả những dự án sinh lợi cũng khó có thể tìm được nguồn vốn đầu tư. Nền kinh tế cứ thế theo vòng xoáy mà chìm sâu vào cơn lốc khủng hoảng.
Từ các phân tích trên có thể thấy thị trường BĐS Việt Nam tương lai sẽ phát triển theo 1 số đặc điểm sau:

-          Tính phân hóa các khu dân cư tăng dần lên: khoảng cách giàu nghèo tăng mạnh mẽ là động lực thúc đẩy quá trình phân chia các khu vực dân giàu, dân nghèo, khu vực các tầng lớp trí thức, tầng lớp lao động….

-          Bất động sản cho thuê tăng mạnh do Tốc độ đô thị hóa cao trong khi hạ tầng giao thông không phát triển kịp 

-          Phân hóa rõ rệt hơn giữa bđs kinh doanh và bđs nhà ở, cũng như các loại hình bđs khác…

-          Tăng trưởng của bđs du lịch, nghỉ dưỡng đặc biệt ở các thành phố du lịch.

-          Phân hóa mạnh giữa chung cư và chung cư cao cấp : ý thức của người sử dụng được nâng cao.

-          Ti lệ tài chính hóa, tiền tệ hóa bđs diễn ra phổ biến hơn, mạnh mẽ hơn : quá trình tích lũy để mua được nhà bằng vốn tự có sẽ rất khó khăn buộc người dân muốn mua nhà đều hầu hết phải sử dụng đòn bảy tài chính.

-          Diễn biến thị trường BĐS sẽ theo sát diễn biến của thị trường vốn, thị trường tài chính : chỉ khi 2 thị trường này tái cơ cấu hồi phục thì thị trường BĐS mới hồi phục.

-          Giá trị BĐS sẽ được nhận thức đầy đủ hơn: bao gồm giá trị đất và giá trị xây dựng, các lợi thế khác….

Nếu theo chu kì ngắn 7 năm thì thị trường BĐS Việt Nam sẽ bắt đầu hồi phục vào cuối 2013, nếu tính theo chu kì dài 10 năm thì thị trường BĐS Việt Nam sẽ hồi phục vào cuối 2015-2016. Dự đoán này cũng phù hợp với dự báo, năm 2015 dân số đô thị khoảng 35 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 38% với nhu cầu đất xây dựng đô thị 335.000ha. Trong đó Hà nội có khoảng 7.7 triệu người, và Tp.Hồ Chí Minh vào khoảng 8,9 triệu người.còn vào năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 45%.

Trong tương lai gần thì :

-          Phân khúc chung cư cao cấp sẽ mất thanh khoản, giá giảm nhiều. Phân khúc chung cư cấp thấp sẽ khó giảm dưới 12 -14 tr/m2. 

-          Đất liền kề , biệt thự ở các khu trung tâm sẽ không giảm, nhưng ở các khu đô thị mới, khu dân cư hạ tầng còn kém sẽ tiếp tục giảm.

-          Phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch tiếp tục giảm nhưng tương lai sẽ trở nên nóng bỏng vào chu kì tăng giá bất động sản sau.( Hầu hết các dự án hiện tại đã chiếm các vị trí đắc địa )

theo : http://phongthuychungkhoan.blogspot.com/

Bài sau: xu hướng của thị trường BĐS Hà Nội , Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Kết quả kinh doanh năm 2011 của một số doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong bão tố

1. DPR: EPS 2011: 19.689; doanh thu tăng 77%; lợi nhuận tăng 115%; chưa chi cổ tức; giá hiện tại: 49,3

2. BMC: EPS 2011: 11.062; doanh thu tăng 193%; lợi nhuận tăng 292%; đã ứng cổ tức 10%; giá hiện tại: 29,3

3. VNM: EPS 2011: 7.623; doanh thu tăng 38%; lợi nhuận tăng 16%; chưa chi cổ tức; giá hiện tại: 84,5

4. HCR: EPS 2011: 7.407; doanh thu tăng 67%; lợi nhuận tăng 34%; đã ứng cổ tức 15%; giá hiện tại: 41

5. SNG: EPS 2011: 7.357; doanh thu tăng 100%; lợi nhuận tăng 36%; chưa chi cổ tức; giá hiện tại: 12,7

6. DSN: EPS 2011: 6.745; doanh thu tăng 86%; lợi nhuận tăng 52%; đã ứng cổ tức 24%; giá hiện tại: 23,3

7. ACL: EPS 2011: 6.200; doanh thu tăng 19%; lợi nhuận tăng 89%; ngày 8/2 tới ứng cổ tức 20%; giá hiện tại: 18.8

8. IMP: EPS 2011: 5.469; doanh thu tăng 1%; lợi nhuận giảm 2%; chưa ứng cổ tức; giá hiện tại: 41,5

9. TNA: EPS 2011: 4.700; doanh thu tăng 24%; lợi nhuận tăng 26%; chưa ứng cổ tức; giá hiện tại: 20,5

10. HCC: EPS 2011: 4.519; doanh thu tăng 47%; lợi nhuận tăng 52%; ngày 3/2 tới ứng cổ tức 20%; giá hiện tại: 9,6

11. SAF: EPS 2011: 4.260; doanh thu tăng 18%; lợi nhuận tăng 26%; chưa ứng cổ tức; giá hiện tại: 16

12. GDT: EPS 2011: 4.064; doanh thu tăng 26%; lợi nhuận tăng 25%; chưa ứng cổ tức; giá hiện tại: 17,4

13. LM8: EPS 2011: 2.632; doanh thu giảm 50%; lợi nhuận tăng 20%; đã ứng cổ tức 15%; giá hiện tại: 8,6

14. RHC: EPS 2011: 2.600; doanh thu tăng 69%; lợi nhuận tăng 128%; chưa ứng cổ tức; giá hiện tại: 11,9

15. SFN: EPS 2011: 1.972; doanh thu tăng 26%; lợi nhuận tăng 7%; đã ứng cổ tức 7%; giá hiện tại: 7,9

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Tôi yêu chứng khoán!


(Vietstock) – Thị trường chứng khoán đã khép lại năm 2011 đầy giông bão. Thua lỗ là tình cảnh chung của đa phần nhà đầu tư nhưng sức hút dữ dội của thị trường luôn sống mãi.

Cái nghiệp cầm chứng một khi đã mang vào thì khó mà dứt. Mất tiền bạc, mất cả gia tài, từ bỏ cơ hội thăng tiến trong công việc… nhưng rất nhiều nhà đầu tư vẫn mãi “chung thủy” với thị trường chứng khoán.
Trong một ý kiến gửi đến Vietstock, nhà đầu tư Trần Hà khẳng định: “Ai từ bỏ chứng khoán chứ tôi không bao giờ từ bỏ cái thị trường thú vị này”. Chị quan niệm "thị trường luôn luôn đúng còn mình sai thì phải sửa".
Với nhà đầu tư Lộc Trần, cũng vì chứng khoán mà anh không bao giờ muốn thăng tiến trong công việc. Ra trường và đi làm đến 5 năm, nhiều lần được tạo cơ hội thăng tiến nhưng Lộc Trần chỉ muốn làm nhân viên bình thường để có thời gian “chơi chứng” bởi anh nghĩ “làm sếp thường bận”. Đôi khi, nhìn sang bạn bè học cùng khóa nay đã lên chức lên quyền… anh cũng hơi chạnh lòng nhưng vẫn không hối hận với lựa chọn của mình. Về mặt tài chính, anh vẫn luôn tự hào khi “không đứa nào bằng”.
Trao đổi về chủ đề này, một nhà đầu tư khác cho hay, chị say mê chứng khoán đến độ trễ nải công việc chuyên môn. Chị kể, có lần dù đang bận họp với đối tác nhưng máy tính xách tay của chị vẫn luôn hiển thị bảng điện tử để thỉnh thoảng đảo mắt qua. Thậm chí, đi nước ngoài chị vẫn không rời xa bảng điện, có khi phải gọi điện về nhờ bán cổ phiếu khi giá vượt mức kỳ vọng.
Thậm chí, chị cũng từ bỏ cả cơ hội thăng tiến, tiếng Anh chuyên ngành cũng dần quên, chỉ còn nhớ tiếng Anh tài chính. Nhưng chị cảm thấy hài lòng, chị vui khi “được đi đến tận cùng của mọi cảm giác thăng hoa cũng như mất ăn mất ngủ” vì chứng khoán.
Đặc biệt hơn, có những nhà đầu tư đã tự hứa với lòng sẽ dứt khoát từ bỏ chứng khoán vì họ coi đây là chốn “cờ bạc”… nhưng “cai” chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đấy, bởi chứng khoán đã “ngấm vào máu mất rồi!”
Với những người yêu chứng, khi đã chấp nhận tham gia vào thị trường thì hai khái niệm được và mất luôn song hành. Để “được” có lẽ cần rất nhiều yếu tố, và lời khuyên của những người có thâm niên trên thị trường dành cho ai muốn thử sức với chứng khoán luôn là: “Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để không bị cuốn theo dòng xoáy của những cạm bẫy”.
Bên cạnh đó, những người thắng được “ông thị trường” còn phải là những người biết cắt lỗ giỏi.
Có người còn ví von, đầu tư chứng khoán cũng giống như các môn thể thao đối kháng, chỉ những ai phòng thủ tốt nhất mới có khả năng làm chủ trận đấu. Chỉ cần đối phương sơ hở là phản công, ghi bàn và giành thắng lợi.
Sau nhiều năm lăn lộn với chứng khoán, một nhà đầu tư đã “rút tỉa” được phương pháp đầu tư cho riêng mình đó là: Đam mê, chăm chỉ, kiên nhẫn, kỷ luật. Sẽ không có một công thức chung nào cho các nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên ý kiến của nhà đầu tư này có thể coi là một trong những con đường dẫn đến thành công.
Đến và “say” với chứng khoán như một tình yêu mãnh liệt không thể từ bỏ. Dù phải trải qua nhiều thăng trầm và mất mát nhưng thất bại chính là bài đọc đắt giá để nhà đầu tư trưởng thành hơn trong các quyết định đầu tư.
Mạnh Kiên
 

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Tính chu kì của vàng và hành động của chúng ta

Chu kì

" Nhận biết chu kì kinh tế cũng giống như việc theo dõi sự thay đổi của bốn mùa. Mỗi loại đầu tư đều có chu kì của nó và cách đầu tư an toàn để giữ lợi nhuận trong một vòng tròn kinh tế. "
Leon Richardson
Về cơ bản thì nghiên cứu chu kì không cung cấp 1 kết quả chính xác 100% trong quá trình tính toán thời điểm và giá cả của các chỉ số kinh tế hay hàng hóa kinh doanh. Tuy nhiên nghiên cứu chu kí rất hữu dụng khi kết hợp với phân tích cơ bản FA và phân tích kỹ thuật TA để xác định những trend dài hơn , mạnh hơn và giúp người sử dụng nhận ra các xu hướng mới , cơ hội mới. Quá trình nghiên cứu chu kì đã giúp hoàn thiện  chiến lược kinh doanh huyền thoại " Buy & Hold ".
Trong quá trình nghiên cứu chu kì kinh tế , chính trị thế giới, tôi đã thành lập 4 kết luận cho thời gian bây giờ từ 2002 đến 2007
1. Vàng và bạc sẽ tăng giá nhanh hơn các mặt hàng khác
2. Sẽ có chấn động mạnh không thể tưởng tượng của kinh tế thế giới và mở ra nhiều cơ hội mới
3.Sẽ có nhiều xung đột quân sự toàn cầu
4. Chờ đợi những điều không mong đợi 
Dịch từ bài của Wally Bently( Click vào để xem bài đầy đủ )
Một trong những chu kì của vàng được nghiên cứu là mối quan hệ giữa vàng và chỉ số down jones.
Dow/Gold Ratio (Lấy chỉ số công nghiệp Down Jones chia cho giá vàng )






Từ các mô hình trên có thể thấy khi DJ và Gold có mối tương quan khá đặc biệt :
- Khi kinh tế mỹ ổn đinh, suy thoái nhẹ thì DJ và Gold cùng chiều ( Vàng thể hiện tính chất là 1 loại hàng hóa )
- Khi kinh tế mỹ tăng trưởng mạnh , suy thoái lớn thì DJ và Gold ngược chiều ( Vàng lúc đó giống một kênh tích trữ . trú ẩn an toàn)
Từ nghiên cứu trên có thể đưa ra 1 số dự đoán sau :
- Giá vàng đã tạo đỉnh 1920. Vượt qua giá này là rất khó. ( tuy nhiên vẫn có xác suất quay lại)
- Giá vàng đang chuẩn bị bước vào chu kì mất giá ( Việc tích trữ vàng dài hạn trong những năm tới là không có lợi )
2 kịch bản khả năng cao xay ra với giá vàng:
- Kịch bản 1: giá vàng quay lại mốc 1920-2000 do xung đột ở Iran tạo thành mô hình 2 đỉnh dài hạn rồi đi xuống sau khi cuộc chiến diễn ra.
- Kịch bản 2: kinh tế mỹ hồi phục , kinh tế châu âu đi xuống làm đồng USD mạnh lên kéo giá vàng đi xuống 1 cách từ từ.



theo http://phongthuychungkhoan.blogspot.com/

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

VNindex 2008 - 2011 vs Set ( Thailand) 1997 - 1998 crisis

Nghiên cứu chỉ số SET của thị trường chứng khoán thailand có rất nhiều điểm tương đồng với Vnindex của TTCK Việt Nam. Đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng 97-98 của Thái rất giống giai đoạn hiện nay của Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng năm 2012 TTCK Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn 6.

Set index tạo đáy vào giữa năm 1998 và bắt đầu hồi phục vào 2003. Mất 5 năm để TTCK THái land hồi phục sau khủng hoảng.
VNindex có nhịp độ hoạt động trong giai đoạn đầu ( Gđ 1 và Gđ 2) nhanh hơn SET ( chủ yếu do thời gian này Kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh ), Kinh tế Thái land ổn định hơn VN nên giai đoạn TTCK thăng hoa (Gđ 3) cũng kéo khá dài ( Cũng có thể do TTCK VN tính đầu cơ cao hơn, gặp khủng hoảng toàn cầu sớm hơn....) Với tình hình kinh tế hiện nay khả năng cao là TTCK VN sẽ còn tiếp tục đánh mất niềm tin thêm 1 thời gian nữa



Bonus :



Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Cơ hội giải ngân ngay đầu năm?

Theo tác giả, bước sóng đầu tiên trong 3 bước sóng chính của sóng Elliot sẽ đưa HNX Index từ vùng 50 – 55 lên vùng 71 +/- 2.
Trái với nhiều quan điểm cho rằng phải đến cuối 2012 mới xuất hiện cơ hội đầu tư trên TTCK, quan điểm cá nhân ông Dương Văn Chung, Phó giám đốc khối PCS công ty chứng khoán Thăng Long, thì cho rằng ngay nửa cuối quý 1/2012 chính là cơ hội giải ngân tốt nhất trong năm 2012 cho dù tình hình vĩ mô phải đến cuối năm 2012 mới nhìn thấy những chuyển biến tích cực.
Theo ông Chung, bước sóng đầu tiên trong 3 bước sóng chính sẽ đưa HNX từ vùng 50 – 55 lên vùng 71 +/- 2.
CafeF trích đăng nhận định của ông Dương Văn Chung. 
Phân tích theo sóng Elliot
Dựa trên thuyết sóng Elliot, mẫu hình kỹ thuật, các chỉ báo và phân tích trend đều cho kết quả HNX có ngưỡng hỗ trợ rất mạnh tại vùng 50.5 - 55, và sau khi chạm ngưỡng này HNX sẽ hồi lại rất mạnh:
Theo thuyết sóng Elliot thì sau khi HNX thủng ngưỡng 77.5 vào 20/5/2011, việc đếm sóng trở nên rõ ràng hơn và hiện nay chúng ta vẫn đang nằm trong 1 downtrend dài hạn kéo dài từ 20/3/2007 đến nay và khả năng downtrend dài hạn này sẽ kết thúc vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên cơ hội đầu tư và "lướt sóng" lại đến với chúng ta khi HNX đang ở đoạn cuối của sóng C/III/5 và đang chuẩn bị bước vào sóng hồi lớn C/IV với thời gian dự tính kéo dài khoảng 4 - 5 tháng kể từ khi hình thành đáy. Nếu theo cách tiếp cận này thì cơ hội đầu tư lại đến trong 4 - 5 tháng đầu năm, và 6 - 7 tháng cuối năm khả năng cao thị trường sẽ lại rất khó khăn.
Tính theo tỷ lệ giữa các bước sóng, thì tôi dự báo sóng C/III/5 sẽ kết thúc trong khoảng 51.2 +/- 0.5 đến 53.2 +/- 0.5 như chart dưới đây

Theo thuyết sóng Elliot thì sau khi HNX hình thành đáy trong khoảng 51.2 +/- 0.5 đến 53.2 +/- 0.5 thì HNX sẽ vào bước sóng C/IV/A là bước sóng đầu tiên trong 3 bước sóng của C/IV  lên vùng 71 +/- 2 như trong chart dưới đây

Các quan điểm trên là dự báo về mốc điểm HNX sẽ tạo đáy, còn theo PTKT thì các quan điểm trên sẽ được xác nhận là đúng khi HNX Break out khỏi downtrend trung hạn mầu trắng trong chart dưới đây với khối lượng lớn.


Ngoài ra các chỉ báo kỹ thuật hiện nay cũng cho thấy HNX đang bị rơi vào vùng oversold nên HNX sẽ sớm bật mạnh trở lại. Có thể tham khảo thêm các chỉ báo như Bollinger Band, MACD, CCI, RSI, Stochastic…
Trong suốt 2011, tôi không phân tích VNIndex vì chỉ số VNindex bị “méo” do các cổ phiếu vốn hóa lớn không đi theo xu thế chung của thị trường. Tuy nhiên trong 3 tháng trở lại đây, các cổ phiếu vốn hóa lớn đã đi theo xu thế chung của thị trường vì vậy VNindex hiện nay đã bắt đầu phản ánh được xu thế chung.
Hiện nay chỉ số VNindex đang chuẩn bị chạm ngưỡng hỗ trợ trung hạn rất mạnh là ngưỡng 329 +/- 2 tương đương Fibonacci 76.4% của vùng 234 – 630.
Như vậy có thể thấy, theo PTKT thì thị trường đang ở sát điểm đáy, thị trường có thể phục hồi sau tết âm lịch hoặc thậm chí là ngay trong thời gian trước tết âm lịch và kéo dài trong khoảng 3 - 4 tháng (có tăng, có giảm nhưng xu thế chung trong 3 - 4 tháng tới là tăng). 
Bước sóng tăng đầu tiên có khả năng tăng từ 55 – 50 lên vùng 71 +/- 2 tương đương 30% index – Các mã thị trường có Beta cao tăng từ 60 – 100%, cá biệt sẽ có những mã tăng 120 – 150% tính từ đáy
Chỉ số E/P
Nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/E để xác định cổ phiếu rẻ hay đắt so với cổ phiếu cùng ngành hay cùng khu vực… nhưng việc sử dụng P/E sẽ khó cho biết được liệu TTCK có hấp dẫn hơn với các kênh đầu tư khác. Vì vậy tôi sử dụng chỉ số E/P để xác định hiệu quả đầu tư của TTCK so với các kênh đầu tư khác mà dễ so sánh nhất đó lãi suất tiết kiệm. Theo thống kê số liệu từ bộ phận phân tích TLS thì hiện nay chỉ số E/P trung bình toàn thị trường đã bao gồm cả các công ty lỗ là 14.31%.
Như vậy riêng chỉ số trung bình E/P toàn thị trường này đã cho thấy TTCK hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm với mức 14% hiện nay, trong khi đó CPI đang có xu hưởng giảm nên lãi suất trong thời gian tới chắc chắn sẽ giảm (chưa kể tới việc điều hành mạnh mẽ từ phía NH NN). Còn nếu xét E/P trung bình thị trường sau khi đã loại các công ty lỗ thì E/P trung bình đạt 21% lớn hơn rất nhiều so với mức lãi suất trần 14%. Đó là chưa kể tới E/P của từng ngành như ngành hàng hóa tiêu dùng là 23%, dầu khí còn lên tới 26%, cá biệt là dịch vụ y tế còn lên tới 32%.
Chỉ số P/BV
Chỉ số P/ BV trung bình toàn thị trường hiện nay đang ở mức rất hấp dẫn, mức thấp nhất trong lịch sử  là 0.96. Như vậy là với quan điểm mua hẳn toàn thị trường thì hiện nay đang có giá dưới giá trị sổ sách (Giá trị mua toàn bộ công ty < giá trị vốn chủ sở hữu ). Và cũng cần lưu ý là tại thời điểm khủng hoảng 6/2008, chỉ số P/BV đã rơi đến mức 1.6 - HNX tạo đáy tại 106 điểm và tăng gần  100% lên 202 điểm vào tháng 8
Cơ hội đầu tư:
Với các nhận định trên, tôi cho rằng thời điểm giải ngân tốt nhất là trước tết âm lịch khi HNX đang nằm trong vùng 55 – 50. Đây là cơ hội nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu với giá rẻ là do:
·         Vòng xoáy giải chấp sẽ tạo ra các cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ. Đây là hiện tượng giảm mang tính kỹ thuật nên không đáng ngại
·         Dòng tiền trước tết âm lịch thường không mạnh nên sẽ mua được cổ phiếu với giá thấp
·         Đây là thời điểm ra báo cáo Q4, được dự báo là không mấy khả quan nên khi thông tin ra sẽ tạo ra lực ép bán với giá rẻ
·         Theo PTKT, HNX sẽ xuống vùng 55 và xấu nhất là 50
Các phân tích và khuyến nghị trên là nhận định cá nhân, chỉ mang tính tham khảo, không đại diện cho quan điểm của CafeF hay CTCK Thăng Long.

Theo TTVN

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

VIS: “Ngôi sao” ngành thép đang bị lãng quên?


(Vietstock) – Với Tỷ lệ Nợ /Tổng tài sản và Tỷ lệ Nợ/VCSH lần lượt ở mức 0.49 lần và 0.96 lần, VIS đang sở hữu một cơ cấu vốn an toàn nhất so với các công ty trong ngành.

VIS: KQKD khá tích cực, nhưng giá sụt giảm mạnh cùng với thị trường
Cổ phiếu của CTCP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) có mức giao dịch tương đối ổn định trên thị trường, với khối lượng giao dịch trung bình 52 tuần lên đến 241,682 đơn vị.
Kết quả hoạt động 3 quý đầu năm 2011 của VIS khá tích cực so với các công ty cùng ngành. Tuy vậy, trước sự sụt giảm của toàn thị trường, cổ phiếu này vẫn bị bán ra mạnh và giá đã rớt về gần mệnh giá trong thời gian gần đây.
Năm 2011 tăng trưởng mạnh, hệ số nợ thuộc nhóm thấp nhất ngành
Lợi nhuận quý 3 sụt giảm so với cùng kỳ. Doanh thu thuần quý 3 đạt 1,016.7 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh cùng với chi phí lãi vay gia tăng đã khiến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 11.5 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ.
Nhiều khả năng yếu tố chi phí gia tăng sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VIS trong những quý tiếp theo.
Hoàn thành kế hoạch năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2011, tổng doanh thu của VIS đạt 2,985 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 134.7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 100 tỷ đồng, cùng tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.
So với kế hoạch năm 2011, VIS đã hoàn thành vượt 3% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
VIS dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2011 sẽ đạt gần 150 tỷ đồng, hoàn thành vượt 67% kế hoạch năm.
Với mức lợi nhuận này và mức giá 11,500 đồng tại ngày 05/1/2012, VIS đang giao dịch với P/E 2011 ước tính 3.06 lần.
Lượng hàng tồn kho quý 3/2011 giảm mạnh so với quý 2. Kết thúc quý 3, lượng hàng tồn kho của VIS chỉ còn 274 tỷ đồng, giảm mạnh 43.4% so với qúy 2/2011 và giảm 60% so với cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ đang chậm lại có thể là lý do khiến VIS không gia tăng thêm lượng hàng tồn kho, nhằm hạn chế bớt vốn lưu động của công ty, giảm chi phí tài chính.
Các chỉ số về nợ tốt nhất so với ngành. Hiện tổng nợ phải trả của VIS là 574 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn 573 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả ngân hàng là 350 tỷ đồng. Với Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản và Tỷ lệ Nợ/VCSH lần lượt ở mức 0.49 lần và 0.96 lần, VIS đang sở hữu một cơ cấu vốn an toàn nhất so với các công ty trong ngành.
Hiệu quả hoạt động cao. Các chỉ số ROS, ROE, ROA của VIS hiện cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành cũng như các công ty có cùng quy mô (xem bảng bên dưới).
Quy mô vẫn còn nhỏ và VIS đang nâng thêm công suất nhà máy. Hiện VIS đang sử dụng dây chuyền với công suất thiết kế 250 ngàn tấn/ năm, thị phần trong nước đạt khoảng 5.3%. Hiện công ty đang tập trung nguồn lực để nâng thêm công suất lên 450 ngàn tấn/ năm, việc nâng thêm công suất sẽ giúp VIS nâng thị phần lên khoảng 7.5%.
Những lợi thế và thách thức của VIS
Lợi thế:
• Được sự hỗ trợ từ Tập đoàn Sông Đà. Hầu hết thép của VIS sản xuất được tiêu thụ bởi các dự án của Tập  đoàn Sông Đà (chiếm 80% sản lượng tiêu thụ) nên sản lượng thép tiêu thụ sẽ có đầu ra ổn định.
• Nguồn cung phôi thép ổn định. Hiện VIS đang nắm 42.79% cổ phần (tương ứng với 199.4 tỷ đồng vốn điều lệ) tại CTCP Luyện thép Sông Đà. Với công suất 400 ngàn tấn/ năm, đây chính là nguồn cung cấp phôi ổn định, giúp VIS mở rộng thị phần trong nước cũng như xuất khẩu. Mặc dù điều này sẽ giúp nguồn cung nguyên liệu ổn định và bớt đi rủi ro về biến động tỷ giá, nhưng cũng vẫn cần chú ý đến hiện tượng chuyển giá có thể xảy ra giữa hai công ty này.
• Công nghệ hiện đại. Nhà máy sản xuất thép của VIS được trang bị dây chuyền cán thép hiện đại, giúp đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Thách thức:
• Nhu cầu thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục yếu đi, do kế hoạch cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, trong khi thị trường Bất động sản, Xây dựng vẫn đang tiếp tục trầm lắng.
• Canh tranh ngày càng quyết liệt. Hiện sản lượng sản xuất thép trong nước đang sắp vượt quá nhu cầu sử dụng; bên cạnh đó lượng thép nhập từ ASEAN và Trung Quốc càng khiến cạnh tranh trở nên quyết liệt.
• Giá vốn hàng bán nhiều khả năng tiếp tục gia tăng, do chi phí nguyên vật liệu như than, điện vẫn đang chịu áp lực tăng giá, trong khi chi phí lãi vay vẫn đang duy trì ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm xuống.
• Chịu rủi ro tỷ giá. Như các doanh nghiệp cùng ngành, nguồn nguyên liệu của VIS phụ thuộc vào nhập khẩu nên VIS chịu rủi ro của sự biến động giá nguyên liệu thép thế giới và tỷ giá USD/VND. Trong năm 2012, tỷ giá USD được dự báo tiếp tục gia tăng và điều này sẽ tác động đến chi phí tài chính của VIS.
Giá cổ phiếu VIS đang dịch chuyển về vùng đáy lịch sử
Trong vòng 16 tháng qua, giá cổ phiếu VIS liên tục sụt giảm mạnh từ vùng 70,000 – 75,000 xuống đến gần vùng 9,000 – 11,000 như hiện nay. Điều này khiến cho VIS đang trở nên hấp dẫn hơn về mặt kỹ thuật bởi những lý do sau:
Thứ nhất, giá đang ở rất gần vùng đáy cũ lịch sử (vùng 9,000 – 11,000). Đây là vùng chống đỡ mạnh và rất nhiều lần chống đỡ thành công cho giá trong nhiều năm nên độ tin cậy là rất cao.
Thứ hai, khối lượng duy trì khá ổn định trong suốt tháng 12/2011, thể hiện qua việc SMA 20 của khối lượng liên tục đi ngang và tăng. Điều này cho thấy lực cầu vào cổ phiếu này đang duy trì khá ổn định và có thể tạo thành nền tảng cho một đợt phục hồi vững chắc trong thời gian tới. 
Chiến lược đầu tư: Mặc dù giá đã thoái lùi khá sâu nhưng xu hướng dài hạn vẫn là giảm điểm mạnh. Vì vậy, việc tranh mua giá cao không phải là một chiến lược cần thiết trong giai đoạn này.
Chiến lược đề nghị là canh mua trong những phiên giảm điểm mạnh ở gần vùng 9,000 – 11,000. Khối lượng cũng là vấn đề đáng quan tâm: nếu như thanh khoản tiếp tục duy trì mức hiện nay hoặc lớn hơn thì khả năng có phục hồi ngắn hạn là khá cao.
Quang Đức
 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Biểu đồ VNINDEX của từng năm từ 2001 đến 2011: rất thú vị

Biểu đồ 2011


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2010


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2009


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2008


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2007


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2006


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2005


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2004


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2003


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2002


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2001


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.
Biểu đồ 2000


Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 900x400.