2011 là một năm nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp lớn của Mỹ, nhưng không phải công ty nào cũng có giá cổ phiếu giảm “kinh hoàng” như 10 công ty trong một danh sách mà tạp chí Fortune vừa công bố.
Đây là các công ty chứng kiến giá cổ phiếu “bốc hơi” mạnh nhất trong số 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500). Trong số những cổ phiếu “bết bát” này, có các công ty trong nhiều lĩnh vực, từ hàng không, tài chính, tới sản xuất máy ảnh.
Theo Fortune, năm nay có tới một nửa số công ty trong Fortune 500 có giá cổ phiếu giảm, trong đó 34% chịu mức giảm giá cổ phiếu 2 con số.
Dưới đây là 10 công ty trong Fortune 500 có giá cổ phiếu sụt mạnh nhất năm nay, theo thứ tự giảm tăng dần của giá cổ phiếu, tính đến ngày 9/12:
10. Community Health Systems (CHS)
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -53%
Giá trị vốn hóa thị trường: 1.6 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 190
Công ty dịch vụ y tế CHS có một năm 2011 tồi tệ sau khi kế hoạch thâu tóm đối thủ Tenet Healthcare đổ bể vì cự tuyệt hết lần này tới lần khác. Doanh thu của CHS trong 3 quý tính từ đầu năm tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước lên 10,2 tỷ USD và hãng có kế hoạch tiếp tục các vụ mua lại các bệnh viện ở nhiều nơi.
Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn bán ra cổ phiếu CHS vì lo ngại các công ty dịch vụ y tế tới đây sẽ phải gánh thêm nhiều chi phí trong các chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare và Medicaid của Chính phủ.
9. NII Holdings
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -55%
Giá trị vốn hóa thị trường: 3,5 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 406
NII là công ty chuyên về dịch vụ bộ đàm trên điện thoại di động (push-to-talk) tại thị trường Mỹ Latin với thương hiệu Nextel. Trong 2 quý đầu năm, tình hình kinh doanh của NII rất ổn, khiến hãng nâng dự báo doanh thu cả năm lên 7,1 tỷ USD từ mức 6,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, chính việc điều chỉnh dự báo này là một sai lầm của NII, khi mà kết quả kinh doanh quý 3 của hãng không đạt dự báo vì doanh thu giảm và chi phí tăng do các yếu tố thuế và tỷ giá. Giới đầu tư thất vọng nặng nề và kết quả là cổ phiếu của NII sụt nhanh chóng.
8. Office Depot
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -56%
Giá trị vốn hóa thị trường: 670 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 211
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều sóng gió và những lo ngại về khả năng suy thoái kép, không có gì là ngạc nhiên khi các hãng bán lẻ văn phòng phẩm như Office Depot không có được một năm làm ăn suôn sẻ. Trong quý 3 vừa qua, doanh thu của hãng này giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 2,8 tỷ USD.
Năm nay, Office Depot còn “dính” một loạt đơn kiện từ phía khách hàng và nhà đầu tư. Cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, tương lai của Office Depot đang trở nên khó đoán biết hơn.
7. Bank of America (BofA)
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -57%
Giá trị vốn hóa thị trường: 58 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 9
Năm nay, BofA kém sức hút đối với cả công chúng và giới đầu tư. Trong số 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, BofA về cuối cùng về mức độ hài lòng của khách hàng theo báo cáo Chỉ số hài lòng khách hàng Mỹ, sau Wells Fargo, Citigroup và JP Morgan Chase. Giá cổ phiếu BofA cũng liên tục đi xuống, chạm đáy của 2 năm vào tháng 11 vừa rồi.
Cuối tháng 9, khách hàng của BofA nổi giận sau khi ngân hàng này công bố kế hoạch áp mức phí dịch vụ 5 USD/tháng đối với thẻ nợ. Sau đó, BofA phải hủy kế hoạch này. Ngoài ra, BofA còn lên kế hoạch cắt giảm 30.000 việc làm và giảm chi phí hàng năm 5 tỷ USD cho tới năm 2014. Barclays Capital cảnh báo, BofA khó mà tăng được giá trị tài sản ròng trong 5 năm tới.
6. OfficeMax
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -72%
Giá trị vốn hóa thị trường: 432 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 330
Từ năm 2006-2010, doanh thu của hãng bán lẻ văn phòng phẩm OfficeMax giảm hơn 1 tỷ USD. Đến năm nay, công ty này tiếp tục khiến giới phân tích và đầu tư thất vọng. OfficeMax đã tìm cách xoay chuyển tình thế, nhưng hãng gần như bất lực khi kinh doanh trong một lĩnh vực đầy cạnh tranh và môi trường kinh tế đi xuống.
5. Meritor
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -74%
Giá trị vốn hóa thị trường: 503 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 463
Năm ngoái, cổ phiếu Meritor có mức tăng điểm vào hàng “đỉnh” trong danh sách Fortune 500. Nhưng năm nay, các nhà đầu tư chuyển sang có cái nhìn bi quan về nhà sản xuất linh kiện xe tải thương mại này.Với mức giảm 74% từ đầu năm nay, mọi thành quả tăng điểm năm ngoái của cổ phiếu Meritor đã bị xóa sạch.
Điều khiến các nhà đầu tư lo ngại là nhu cầu xe tải đi xuống ở các thị trường lớn của Meritor như châu Âu, Brazil và Trung Quốc. Giới đầu tư còn không hài lòng với tỷ suất lợi nhuận kém và dòng tiền yếu của công ty.
4. Great Atlantic & Pacific Tea Co.
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -76%
Giá trị vốn hóa thị trường: 2,7 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 278
Chuỗi bán lẻ tạp hóa đã 152 năm tuổi Great Atlantic & Pacific Tea đang chuẩn bị hoàn tất quy trình phá sản và sẽ trở thành một công ty tư nhân vào đầu năm sau nhờ số vốn 490 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư. Công ty này “chìm xuồng” vì không đủ sức cạnh tranh với những đối thủ lớn như Wal-mart. Giảm giá 77% từ đầu năm, cổ phiếu của Great Atlantic & Pacific Tea hiện giao dịch ở mức khoảng 5 xu/cổ phiếu.
3. Eastman Kodak
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -85%
Giá trị vốn hóa thị trường: 229 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 327
Là “ông tổ” của công nghệ nhiếp ảnh hiện đại nhưng Eastman Kodak không cạnh tranh nổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số - thời đại mà máy ảnh số và điện thoại di động nhan nhản khắp nơi. Giảm 85% từ đầu năm, giá cổ phiếu Kodak hiện chưa đầy 1 USD/cổ phiếu. Tới giờ, Kodak vẫn phủ nhận tin đồn hãng sắp phá sản, nhưng thừa nhận đã thuê một công ty luật uy tín để “cân nhắc mọi khả năng”.
Kodak đang sở hữu 1.100 bằng sáng chế về công nghệ ảnh, có tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, nhưng theo giới phân tích, nếu không có chiến lược hợp lý, việc Kodak phá sản sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
2. AMR
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -92%
Giá trị vốn hóa thị trường: 220 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 118
Tháng 11 vừa rồi, AMR - công ty mẹ của hãng hàng không American Airlines - nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Động thái này diễn ra sau khi AMR thất thế trước các đối thủ United Continental và Delta Airlines, hai nhà bay trước đó đã thực hiện tái cơ cấu bằng con đường phá sản. CEO mới của AMR, ông Thomas Horton, cho biết, công ty này cố gắng tránh phá sản, nhưng áp lực chi phí là quá lớn.
Ngoài việc mất lợi thế cạnh tranh, American Airlines - hãng hàng không đến năm 2006 còn là nhà bay lớn nhất ở Mỹ - còn hứng chịu sức ép từ giá nhiên liệu tăng, số lượng khách hàng là doanh nhân suy giảm, và các điều kiện khắt khe từ giới công đoàn.
1. YRC Worldwide
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -99%
Giá trị vốn hóa thị trường: 68 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 488
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp hãng dịch vụ vận tải và hậu cần YRC Worldwide bị liệt vào danh sách những cổ phiếu tệ nhất. Hồi tháng 5, giá cổ phiếu YRC giảm dưới 1 USD/cổ phiếu, và sau đó, có thời điểm chỉ còn 3 xu/cổ phiếu. Tình thế này dẫn tới những cảnh báo cổ phiếu YRC có thể bị loại khỏi chỉ số Nasdaq.
Để ngăn chặn nguy cơ bị loại khỏi Nasdaq, Hội đồng quản trị của YRC mới đây sử dụng phương pháp gộp cổ phiếu (reverse stock split), giúp giá cổ phiếu tăng lên 13 USD/cổ phiếu, nhưng đây là cách làm gây bất lợi cho các cổ đông. Nguồn gốc những khó khăn của YRC là việc hãng này vay hàng tỷ USD vào năm 2003 để thực hiện hai vụ thâu tóm đắt đỏ, sau đó suýt phá sản vào năm 2009, rồi liên tục thua lỗ 2 năm sau đó.
Theo Fortune, năm nay có tới một nửa số công ty trong Fortune 500 có giá cổ phiếu giảm, trong đó 34% chịu mức giảm giá cổ phiếu 2 con số.
Dưới đây là 10 công ty trong Fortune 500 có giá cổ phiếu sụt mạnh nhất năm nay, theo thứ tự giảm tăng dần của giá cổ phiếu, tính đến ngày 9/12:
10. Community Health Systems (CHS)
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -53%
Giá trị vốn hóa thị trường: 1.6 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 190
Công ty dịch vụ y tế CHS có một năm 2011 tồi tệ sau khi kế hoạch thâu tóm đối thủ Tenet Healthcare đổ bể vì cự tuyệt hết lần này tới lần khác. Doanh thu của CHS trong 3 quý tính từ đầu năm tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước lên 10,2 tỷ USD và hãng có kế hoạch tiếp tục các vụ mua lại các bệnh viện ở nhiều nơi.
Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn bán ra cổ phiếu CHS vì lo ngại các công ty dịch vụ y tế tới đây sẽ phải gánh thêm nhiều chi phí trong các chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare và Medicaid của Chính phủ.
9. NII Holdings
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -55%
Giá trị vốn hóa thị trường: 3,5 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 406
NII là công ty chuyên về dịch vụ bộ đàm trên điện thoại di động (push-to-talk) tại thị trường Mỹ Latin với thương hiệu Nextel. Trong 2 quý đầu năm, tình hình kinh doanh của NII rất ổn, khiến hãng nâng dự báo doanh thu cả năm lên 7,1 tỷ USD từ mức 6,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, chính việc điều chỉnh dự báo này là một sai lầm của NII, khi mà kết quả kinh doanh quý 3 của hãng không đạt dự báo vì doanh thu giảm và chi phí tăng do các yếu tố thuế và tỷ giá. Giới đầu tư thất vọng nặng nề và kết quả là cổ phiếu của NII sụt nhanh chóng.
8. Office Depot
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -56%
Giá trị vốn hóa thị trường: 670 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 211
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều sóng gió và những lo ngại về khả năng suy thoái kép, không có gì là ngạc nhiên khi các hãng bán lẻ văn phòng phẩm như Office Depot không có được một năm làm ăn suôn sẻ. Trong quý 3 vừa qua, doanh thu của hãng này giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 2,8 tỷ USD.
Năm nay, Office Depot còn “dính” một loạt đơn kiện từ phía khách hàng và nhà đầu tư. Cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, tương lai của Office Depot đang trở nên khó đoán biết hơn.
7. Bank of America (BofA)
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -57%
Giá trị vốn hóa thị trường: 58 tỷ USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 9
Năm nay, BofA kém sức hút đối với cả công chúng và giới đầu tư. Trong số 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, BofA về cuối cùng về mức độ hài lòng của khách hàng theo báo cáo Chỉ số hài lòng khách hàng Mỹ, sau Wells Fargo, Citigroup và JP Morgan Chase. Giá cổ phiếu BofA cũng liên tục đi xuống, chạm đáy của 2 năm vào tháng 11 vừa rồi.
Cuối tháng 9, khách hàng của BofA nổi giận sau khi ngân hàng này công bố kế hoạch áp mức phí dịch vụ 5 USD/tháng đối với thẻ nợ. Sau đó, BofA phải hủy kế hoạch này. Ngoài ra, BofA còn lên kế hoạch cắt giảm 30.000 việc làm và giảm chi phí hàng năm 5 tỷ USD cho tới năm 2014. Barclays Capital cảnh báo, BofA khó mà tăng được giá trị tài sản ròng trong 5 năm tới.
6. OfficeMax
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -72%
Giá trị vốn hóa thị trường: 432 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 330
Từ năm 2006-2010, doanh thu của hãng bán lẻ văn phòng phẩm OfficeMax giảm hơn 1 tỷ USD. Đến năm nay, công ty này tiếp tục khiến giới phân tích và đầu tư thất vọng. OfficeMax đã tìm cách xoay chuyển tình thế, nhưng hãng gần như bất lực khi kinh doanh trong một lĩnh vực đầy cạnh tranh và môi trường kinh tế đi xuống.
5. Meritor
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -74%
Giá trị vốn hóa thị trường: 503 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 463
Năm ngoái, cổ phiếu Meritor có mức tăng điểm vào hàng “đỉnh” trong danh sách Fortune 500. Nhưng năm nay, các nhà đầu tư chuyển sang có cái nhìn bi quan về nhà sản xuất linh kiện xe tải thương mại này.Với mức giảm 74% từ đầu năm nay, mọi thành quả tăng điểm năm ngoái của cổ phiếu Meritor đã bị xóa sạch.
Điều khiến các nhà đầu tư lo ngại là nhu cầu xe tải đi xuống ở các thị trường lớn của Meritor như châu Âu, Brazil và Trung Quốc. Giới đầu tư còn không hài lòng với tỷ suất lợi nhuận kém và dòng tiền yếu của công ty.
4. Great Atlantic & Pacific Tea Co.
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -76%
Giá trị vốn hóa thị trường: 2,7 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 278
Chuỗi bán lẻ tạp hóa đã 152 năm tuổi Great Atlantic & Pacific Tea đang chuẩn bị hoàn tất quy trình phá sản và sẽ trở thành một công ty tư nhân vào đầu năm sau nhờ số vốn 490 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư. Công ty này “chìm xuồng” vì không đủ sức cạnh tranh với những đối thủ lớn như Wal-mart. Giảm giá 77% từ đầu năm, cổ phiếu của Great Atlantic & Pacific Tea hiện giao dịch ở mức khoảng 5 xu/cổ phiếu.
3. Eastman Kodak
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -85%
Giá trị vốn hóa thị trường: 229 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 327
Là “ông tổ” của công nghệ nhiếp ảnh hiện đại nhưng Eastman Kodak không cạnh tranh nổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số - thời đại mà máy ảnh số và điện thoại di động nhan nhản khắp nơi. Giảm 85% từ đầu năm, giá cổ phiếu Kodak hiện chưa đầy 1 USD/cổ phiếu. Tới giờ, Kodak vẫn phủ nhận tin đồn hãng sắp phá sản, nhưng thừa nhận đã thuê một công ty luật uy tín để “cân nhắc mọi khả năng”.
Kodak đang sở hữu 1.100 bằng sáng chế về công nghệ ảnh, có tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, nhưng theo giới phân tích, nếu không có chiến lược hợp lý, việc Kodak phá sản sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
2. AMR
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -92%
Giá trị vốn hóa thị trường: 220 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 118
Tháng 11 vừa rồi, AMR - công ty mẹ của hãng hàng không American Airlines - nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Động thái này diễn ra sau khi AMR thất thế trước các đối thủ United Continental và Delta Airlines, hai nhà bay trước đó đã thực hiện tái cơ cấu bằng con đường phá sản. CEO mới của AMR, ông Thomas Horton, cho biết, công ty này cố gắng tránh phá sản, nhưng áp lực chi phí là quá lớn.
Ngoài việc mất lợi thế cạnh tranh, American Airlines - hãng hàng không đến năm 2006 còn là nhà bay lớn nhất ở Mỹ - còn hứng chịu sức ép từ giá nhiên liệu tăng, số lượng khách hàng là doanh nhân suy giảm, và các điều kiện khắt khe từ giới công đoàn.
1. YRC Worldwide
Mức giảm giá cổ phiếu tính từ đầu năm: -99%
Giá trị vốn hóa thị trường: 68 triệu USD
Thứ tự công ty trong danh sách Fortune 500: 488
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp hãng dịch vụ vận tải và hậu cần YRC Worldwide bị liệt vào danh sách những cổ phiếu tệ nhất. Hồi tháng 5, giá cổ phiếu YRC giảm dưới 1 USD/cổ phiếu, và sau đó, có thời điểm chỉ còn 3 xu/cổ phiếu. Tình thế này dẫn tới những cảnh báo cổ phiếu YRC có thể bị loại khỏi chỉ số Nasdaq.
Để ngăn chặn nguy cơ bị loại khỏi Nasdaq, Hội đồng quản trị của YRC mới đây sử dụng phương pháp gộp cổ phiếu (reverse stock split), giúp giá cổ phiếu tăng lên 13 USD/cổ phiếu, nhưng đây là cách làm gây bất lợi cho các cổ đông. Nguồn gốc những khó khăn của YRC là việc hãng này vay hàng tỷ USD vào năm 2003 để thực hiện hai vụ thâu tóm đắt đỏ, sau đó suýt phá sản vào năm 2009, rồi liên tục thua lỗ 2 năm sau đó.
Theo Kiều Oanh
VnEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét