1- Rủi ro từ TT Vàng thế giới
Nhìn lại lịch sử giá Vàng qua hai thời kỳ
Tháng 8/1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon chấm dứt việc neo chặt đồng
USD với tiêu chuẩn vàng, vốn được duy trì từ khi có Hiệp ước Bretton
Woods năm 1944 cố định giá vàng ở mức 35 USD/ounce.
Một phần là việc Mỹ bơm tiền rất mạnh nhằm tái thiết lại đất nước sau cuộc chiến tranh với Việt Nam
Tháng 3/1973: Hầu hết các nước lớn thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi.
Tháng 1/1980: Giá vàng lập kỷ lục 850 USD/ounce khi lạm phát tăng mạnh
bởi giá dầu cao, sự can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan và tác động của
cuộc cách mạng Iran nhắc nhở nhà đầu tư tìm về kim loại quý.
Nhưng sau đó làn sóng báo tháo Vàng bắt đầu diễn ra, cả Ngân hàng Trung
ương đẩy mạnh bán vàng khi Mỹ bắt đâu nâng lãi suất cơ bản và chính sách
tiền tệ thắt chặt vào đầu thập niên 1980.
***: Giá vàng các năm tính theo mức bình quân. Riêng năm 1980 là mức Highest tại ngày 21/1/1980
Giai đoạn sau chắc mọi người đã rõ. Giá Vàng tăng đột biến từ 2007-2011
*** mức cao nhất năm 2011 là 1.895 $/ouz tại ngày 6/9/2011
Giai đoạn hiện nay thế nào chắc mọi người đã nắm rõ. Mỹ bắt đầu co hẹp
lại QE (thực tế có nhiều minh chứng cho thấy chả có cái QE3 nào hết). Có
nghĩa là Mỹ đã dừng bơm tiền từ khá lâu rồi. Nếu như Mỹ tăng lãi suất
lên 25 điểm thì liệu giá Vàng có còn ở mức như hiện nay??? Tất nhiên khi
nhiều quốc gia đang liên tục phá giá đồng tiền của mình thì việc nâng
LS còn nhiều điều để nói.
Mọi người đều đánh giá rằng, giá Vàng hiện nay tăng chưa là gì so với thập kỷ 1970, tuy nhiên thì trang
http://www.macrotrends.net
đã điều chỉnh lại “Gold prices back to 1970, adjusted for inflation
using the headline CPI. Compares the level and annual rate of change”
Nhìn trên Chart có thể thấy giá Vàng là khá tương đương
2- Rủi ro về giá từ thị trường Vàng Việt Nam
Bao đời nay Vàng vẫn là tài sản nắm giữ của người dân và xu hướng này sẽ
khó lòng thay đổi một sớm một chiều. Những năm trước 2011, Vàng đã
khiến cho nền kinh tế chúng ta trở nên hỗ loạn khi mà nhịp đập của Vàng
thế giới bùng nổ. Từ việc hỗ loạn tỷ giá, kéo theo đó là bao hậu quả.
Vì thế một bài toán mới với Thị trường Vàng việt nam được hình thành
Step 1: Thu hẹp Thị trường Vàng
Step 2 : Thiết lập 1 thương hiệu Vàng (SBV)
Step 3 : mua – bán trên thị trường quốc tế
----------------
THU HẸP VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG
Tính đến nay coi như về cơ bản là các bank đã tất toán trạng thái âm
(còn nhưng không nhiều). Như vậy là khoảng 36 tấn Vàng được các Bank mua
để tất toán trạng thái. Bây giờ câu hỏi đặt ra là số vàng này sẽ như
thế nào khi trở về với người dân.
Vàng đã đi được 1/2 chặng đường của nó và câu chuyện này khiến không ít
người khóc hận. Từ khá nhiều thương hiệu vàng thì nay chỉ còn duy nhất
SJC và cũng từ hàng chục ngàn đợn vị kinh doanh Vàng chỉ còn 2.500 điểm
kinh doanh vàng miếng trên cả nước thuộc 22 ngân hàng và 16 doanh
nghiệp, những nhà kinh doanh Vàng hội tụ đủ điều kiện của Nghị định
24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
Nhưng dù gì thì việc khống chế được thị trường này phần nào giúp cho tỷ
giá ổn định hơn đồng thời giúp kiểm soát các chỉ số khác trở nên dễ hơn.
Chúng ta cũng cảm nhận được rõ sự bình yên hơn 2 năm qua với tỷ giá,
không còn cảnh nhà nhà đổ xô găm ngoại tệ nữa.
Tất nhiên, những bất cập về Vàng vẫn tồn tại như: Vàng lậu, chệnh lệch
giá và cái cách mà NHNN thực hiện cũng như những lý giải trước công
chúng.
Có bao nhiêu Vàng trong dân
Chưa có ai ước lượng một cách chính xác hiện nay có bao nhiêu Vàng trong
dân. Có khá nhiều con số được đưa ra nào là 250 tấn, 500 tấn và có
người cho là lên đến 1.000 tấn.
Thương hiệu SBV
Có lẽ ai cũng biết Vàng trong dân quá nhiều mà chưa làm sao để khai thác được nó phục vụ cho nền kinh tế.
Và câu chuyện này sẽ khác, nó sẽ được vận hành với thương hiệu SBV. Tại
sao SBV lại ra đời? NHNN đã từng phát biểu năm 2011 “Cần phải chống vàng
hóa trong nền kinh tế để khơi thông nguồn tiền này”.
Ngày 6/5/2013, Bộ Tài chính công bố Dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng
nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước. Đây là bước đi
tiếp theo cho việc xuất Vàng đi và nhận ngoại tệ về.
Vậy TT Vàng sẽ ra sao khi Ngân hàng tất toán xong Vàng?
Chúng ta đề biết chệnh lệch giá Vàng hiện nay đang rất cao so với giá
thế giới. Và liệu sau 30/6 này giá chênh lệch trên có bị thu hẹp không?
Theo logic của người viết, Vàng bán cho các Bank để tất toán vừa qua
phần lớn được thu mua từ các Vàng khác thương hiệu (không ai nắm được
chính xác con số này, nhưng khi SJC chiếm 90% thị phần thì 10% còn lại
cũng là khá lớn). Giá thu mua thời điểm đó sẽ không thấp hơn mức 40
triệu đồng/lượng. Với cung cách mà NHNN thực hiện là không để Nhà nước
bù lỗ vì Vàng thì số Vàng đó sau khi được dập lại thành SJC phải được
bán với giá cao hơn, chí ít bằng.
Vì thế, sau ngày 30/6 này, khi sức ép về việc tất toán Vàng không còn
thì khó lòng còn tồn tại mức chênh lệch đó nữa. Bởi hiện nay mọi người
đều đã rõ không phải ai cũng được kinh doanh Vàng. Khi NHNN nắm tóc chỉ 1
số ít như vậy thì việc thực thi một biện pháp nào đó sao cho giá Vàng
trởr nên cân bằng với thế giới là điều hoàn toàn có thể. Điều đó không
những là bước đi tiếp theo mà NHNN theo đuổi mà còn xóa đi được 2 vấn đề
đang khiến nhiều người bức bối là: Vàng Lậu và chênh lệch giá.
Như vậy, cơ hội bán giá cao vẫn còn và tôi nghĩ khi hai áp lực này cùng
xuất hiện, việc giữ Vàng là không còn khả thi. Đây là lần thứ 2 tôi tiếp
tục quan điểm rằng, giữ Vàng là không có lợi và hoàn toàn mong muốn số
Vàng này được quay lại với nền kinh tế.
Tham khảo thêm từ bài viết này.
http://vfpress.vn/threads/huy-dong-vang-lieu-co-mot-cach-lam-khac.4245/