Phân tích kĩ thuật là khả năng có thể được cải thiện khi Nhà đầu tư (NĐT) có kinh nghiệm và sự nghiên cứu.
1/ Vạch ra xu hướng:
Phân tích các đồ thị trong
dài hạn. Hãy bắt đầu đánh giá với những đồ thị được lập hàng tháng,
hàng tuần kéo dài trong thời gian nhiều năm. Một quy mô lớn hơn về “các
bản đồ về thị trường” sẽ tạo ra một tầm nhìn rõ ràng hơn và tốt hơn
trong dài hạn về thị trường. Một khi thiết lập được tầm nhìn trong dài
hạn, sau đó hãy kiểm chứng hằng ngày với các đồ thị trong ngày.
Một thị trường trong ngắn
hạn được xem xét riêng lẻ có thể thường bị nhầm lẫn. Ngay khi NĐT chỉ
giao dịch trong một thời gian rất ngắn (scalping) , tốt hơn hết là NĐT
hãy giao dịch theo cùng một sự hướng dẫn như đối với xu hướng của trung
và dài hạn.
2/ Hãy đặt mình vào xu hướng thị trường và song hành với nó:
Hãy quyết định một xu
hướng và giao dịch theo nó. Xu hướng thị trường có rất nhiều quy mô khác
nhau như trong dài hạn, trong trung hạn và trong ngắn hạn. Đầu tiên,
NĐT hãy quyết định xu hướng mà mình định giao dịch và sử dụng những đồ
thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng mình đang giao dịch theo đúng sự hướng
dẫn của xu hướng đó. Mua ở điểm đáy khi có xu hướng lên giá và bán ở
điểm đỉnh nếu nó xuống giá.
Nếu NĐT quyết định đầu tư
theo hướng trung hạn, nên sử dụng những đồ thị về thị trường hàng ngày,
hàng tuần. Nếu NĐT chỉ giao dịch ngắn hạn, sử dụng các biểu đồ hàng
ngày và trong ngày. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp hãy dùng những đồ
thị trong dài hạn hơn để quyết định. Sau đó mới sử dụng những đồ thị có
thời hạn ngắn hơn.
3/ Tìm giá cao nhất và giá thấp nhất trong ngày của xu hướng đó:
Tìm các mức giá sàn và giá
trần mong đợi . Nơi tốt nhất để mua là điểm gần mức giá sàn của thị
trường. Điểm giá sàn này thường là dựa trên mức giá các chu kì trước
nhưng ở mức thấp hơn. Nơi tốt nhất để bán là gần điểm giá trần của thị
trường. Điểm này thường là đỉnh của đồ thị trước đây.
Sau khi một đỉnh giá trần
của đồ thị bị phá vỡ, nó thường tạo ra mức giá sàn ở sự giảm xuống tiếp
theo. Nói cách khác, giá cao nhất cũ trở thành mức giá thấp nhất
mới.Tương tự như vậy, khi mức giá sàn (support) bị phá vỡ, nó sẽ dẫn đến
việc bán ra ở đỉnh tiếp theo của đồ thị - Mức giá thấp nhất cũ trở
thành mức giá cao nhất mới.
4/ Biết mức tỉ lệ nào nên rút lui:
Đo lường tỷ lệ của sự
quay trở lại xu hướng cũ (retracement) . Sự điều chỉnh của thị trường
lên hay xuống thường trở lại phần quan trọng của xu hướng trước đây. NĐT
có thể đo lường sự điều chỉnh của một xu hướng đang tồn tại theo những
tỷ lệ đơn giản. Phổ biến nhất là tỉ lệ retracement 50% của một xu hướng
trước.
Mức retracement của xu
hướng cũ ở mức nhỏ nhất thường là 1/3 xu hướng đó và lớn nhất thường là
2/3. Mức retracement mang tính quy luật (Fibonacci) của khoảng 38% và
62% cũng có giá trị xem xét trong suốt một chu kỳ của một xu hướng đi
lên. Vì vậy, ban đầu khi mua NĐT nên mua ở những điểm nằm trong khoảng
từ 33% đến 38% của vùng retracement.
5/ Vẽ ra đường đi xu hướng:
Vẽ các đường biên của một
xu hướng. Đường biên của xu hướng là một trong những công cụ vẽ đồ thị
đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Tất cả những gì NĐT cần là một đường
biên thẳng và hai điểm trên đồ thị. Những đường của xu hướng đi lên được
vẽ từ hai mức giá thấp nhất liên tiếp trong ngày.
Đối với đường của xu hướng
đi xuống thì được vẽ từ hai điểm đỉnh liên tiếp trong ngày. Giá cả
thường giảm theo đường đi của xu hướng trước khi tiếp tục hướng của
chúng. Điểm phá vỡ đường đi của xu hướng thường báo hiệu một sự thay đổi
xu hướng.
6/Theo chỉ số trung bình:
Hãy theo dõi sự chuyển
động của các chỉ số trung bình (moving averages). Sự chuyển động của các
chỉ số trung bình cung cấp những dấu hiệu mua và bán một cách khách
quan. Chúng cho NĐT biết khi một xu hướng đang tồn tại vẫn còn chuyển
động và giúp NĐT xác nhận sự thay đổi trong xu hướng. Sự chuyển động này
không giúp NĐT đoán trước giá, tuy nhiên, đó có nghĩa là một sự thay
đổi trong xu hướng sắp xảy ra.
Một sự liên kết đồ thị hai
chuyển động của các chỉ số trung bình (2 đường MA cắt nhau) là cách phổ
biến nhất để tìm ra những dấu hiệu giao dịch. Một số cách liên kết phổ
biến trong tương lai là những chuyển động của các chỉ số trung bình trên
4 ngày ( MA 4) và trên 9 ngày (MA 9), trên 9 ngày(MA 9) và trên 18
ngày(MA 12), trên 5 ngày(MA 5) và trên 20 ngày (MA 20).
Những dấu hiệu được đưa ra
khi các đường trung bình trong thời gian ngắn hơn vượt qua những đường
trung bình trong thời gian dài hơn. Khi giá vượt lên cao hơn hay thấp
hơn một sự chuyển động trên 40 ngày của các chỉ số trung bình cũng cho
thấy dấu hiệu giao dịch tốt. Và nếu sự chuyển động của các chỉ số trung
bình trên đồ thị theo đúng hướng của các đường chỉ số thì có nghĩa là nó
đã đạt hiệu quả trong việc định hướng thị trường.
7/ Biết được các dấu hiệu đổi chiều:
Theo dấu vết các chỉ số
dao động của thị trường có thể giúp NĐT nhận ra khi nào thị trường đã
vượt mua hoặc vượt bán. Trong khi các đường MA xác nhận sự thay đổi của
xu hướng thị trường thì các chỉ số này cảnh báo trước cho NĐT khi giá
một thị trường đã tăng lên hay giảm xuống quá xa và sẽ nhanh chóng bị đổ
vỡ. Hai chỉ số phổ biến là Relative Strength Index (RSI) và
Stochastics.
Chúng đều thể hiện trong
một khung từ 0 đến 100. Với RSI, đạt trên 70 là báo hiệu vượt mua và
dưới 30 là đã vượt bán. Giá trị vượt mua và vượt bán của chỉ số
Stochestics là 80 và 20. Hầu hết những người giao dịch thường sử dụng
Stochastics đối với dao động trong 14 ngày hoặc nhiều tuần, RSI đối với
dao động trong 9 hoặc 14 ngày và cả đối với nhiều tuần.
Sự phân kì của các chỉ số
dao động thường cảnh báo sự thay đổi của thị trường. Những công cụ này
làm việc vẫn hiệu quả trong giao dịch ở các loại thị trường khác nhau.
Những dấu hiệu theo tuần có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu
hiệu theo ngày. Những dấu hiệu theo ngày có thể được sử dụng như một
chỉ dẫn cho các dấu hiệu trong ngày.
8/ Nắm được các dấu hiệu cảnh báo:
Theo tín hiêu của MACD
(The Moving Average Convergence Divergence) - sự tập hợp các dao động
của các chỉ số thị trường khác nhau. Sự chỉ thị của MACD (phát triển bởi
Gerald Appel) nối kết một hệ thống các chuyển động trung bình của thị
trường giao nhau và các điểm mua quá nhiều và bán quá nhiều của một chỉ
số thể hiện sự dao động. Một dấu hiệu mua xuất hiện khi đường nhanh hơn
vượt lên trên đường chậm hơn và cả hai đường đều dưới 0.
Một dấu hiệu bán xuất hiện
khi đường nhanh hơn nằm dưới đường chậm hơn ở trên vạch 0. Dấu hiệu
hàng tuần được ưu tiên hơn dấu hiệu hàng ngày. Một biểu đồ MACD đánh dấu
sự khác nhau giữa hai đường và đưa ra cả những cảnh báo khá sớm về sự
thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “biểu đồ” vì đường kẻ thẳng đứng được
dùng để chỉ ra sự khác nhau giữa hai đường trên đồ thị.
9/ Xu hướng, có tiếp diễn hay không?
NĐT hãy sử dụng đường ADX
(The Average Directional Movement Index) – Đường chuyển động của các chỉ
dẫn trung bình – để giúp NĐT quyết định một thị trường đang theo một xu
hướng hay đang trong giai đoạn biến đổi. Nó đo lường mức độ của xu
hướng hay định hướng của thị trường. Một đường ADX đi lên ám chỉ một xu
hướng mạnh.
Một đường ADX đi xuống lại
thể hiện sự tồn tại của một thị trường giao dịch và sự vắng mặt của một
xu hướng. Một đường ADX đi lên chỉ ra sự chuyển động của các chỉ số
trung bình, và một đường ADX đi xuống cho thấy thị trường đang dao động.
Theo sự hướng dẫn của các đường ADX, người giao dịch có thể quyết định
dạng giao dịch và phần nào của các chỉ số là thích hợp nhất đối với thị
trường ở hiện tại.
10/ Biết những dấu hiệu xác định:
Bao gồm cả khối lượng
(volume) và dòng tiền. Khối lượng và dòng tiền là những yếu tố xác nhận
sự chỉ dẫn quan trọng trong thị trường tương lai. Khối lượng giao dịch
đi trước giá giao dịch. Quan trọng là phải đảm bảo rằng một khối lượng
mạnh có thể được mua bán theo sự chỉ dẫn của xu hướng chiếm ưu thế.
Khi thị trường tăng giá
thì một volume mạnh cần được xem xét mức độ tăng lên mỗi ngày. Sự tăng
lên của dòng tiền xác định rằng xu hướng mới này ủng hộ cho xu hướng
chiếm ưu thế. Sự giảm đi của dòng tiền này là dấu hiệu của sự kết thúc
một xu hướng. Mức giá vững chắc của một thị trường tăng giá thường đi
kèm với sự gia tăng về khối lượng và dòng tiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét