Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Grant Thornton: Tư nhân hết lạc quan về kinh tế Việt Nam


Nếu như quí 2 năm nay, 53% các nhà đầu tư tư nhân được hỏi đều có cái nhìn tích cực về nền kinh tế Việt Nam, thì nay niềm tin đó đã sụt giảm. Số người có quan điểm tiêu cực theo đó cũng tăng mạnh.

Các nhà đầu tư sụt giảm niềm tin về nền kinh tế Việt Nam.
Đây là kết quả vừa được Grant Thornton Việt Nam, công ty chuyên về kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp đưa ra hôm 28-11 dựa trên cuộc khảo sát lần thứ 6 về quan điểm và triển vọng của lĩnh vực đầu tư tư nhân (Private Equity) tại Việt Nam. Các nhà đầu tư đã bày tỏ sự sụt giảm niềm tin đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam và trở nên thận trọng hơn rất nhiều với sáu tháng trước đây khi nền kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số tiêu dùng (CPI) gia tăng.
Có 84% nhà đầu tư được hỏi đã nhân định kinh tế vĩ mô yếu kém là yếu tố quan trọng nhất gây trở ngại cho việc đầu tư vào Việt Nam của họ.
Nhìn nhận về triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tiếp theo, 51% nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát đã bộc lộ quan điểm bi quan, tăng đến 30 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ của quan điểm tích cực theo đó cũng đã giảm sút từ 53% trong quí 2-2011 xuống còn 17%.
Từ đó, điều dễ hiểu là mức độ hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam đã sụt giảm đến con số thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó, từ 54% trong lần khảo sát gần nhất xuống 38% trong lần này. Bên cạnh đó cũng có đến 41% ý kiến phản hồi cho rằng Việt Nam hiện trở nên kém hấp dẫn hơn hoặc không hấp dẫn đầu tư.
Hiện chỉ có 29% nhà đầu tư có kế hoạch gia tăng đầu tư vào Việt Nam, bằng gần một nửa so với tỷ lệ 53% của cuộc khảo sát lần trước. Số nhà đầu tư có động thái “chờ đợi và quan sát", tức không có thay đổi gì cũng như giảm đầu tư cũng tăng lên, lần lượt là 43% và 27%, đều cao hơn rất nhiều so với quí 2-2011. Tỷ lệ này trước đó là 28% và 19%.
43% nhà đầu tư được hỏi cho biết sẽ "chờ đợi và quan sát" trong 12 tháng tiếp theo
Ông Bill Hutchison, Giám đốc dịch vụ tư vấn của Grant Thornton nhận định: “Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần một nửa GDP tại Việt Nam trong năm 2010. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư cho rằng khu vực này là nguồn cung quan trọng nhất của các thương vụ đầu tư. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh ảm đạm cùng với sự suy giảm về niềm tin đã khiến cho các nhà đầu tư chọn cách chờ đợi vào thời điểm này".
Tuy nhiên, điều bất ngờ của kết quả cuộc khảo sát là lĩnh vực bất động sản trong một số cuộc khảo sát gần đây bị đánh giá không hấp dẫn đã vượt qua giáo dục, bán lẻ vươn lên là ngành hấp dẫn đầu tư nhất trong quí này, từ 12% lên 44%. Nhưng tỷ lệ đánh giá bất động sản là ngành kém hấp dẫn nhất cũng đạt mức xấp xỉ. Kết quả này phần nào cho thấy câu chuyện lãi suất cao và sự gia tăng tài sản xấu vẫn là nỗi “ám ảnh” của nhiều nhà đầu tư.
Bất động sản là lĩnh vực mà số các nhà đầu tư để ý chỉ nhiều hơn số các nhà đầu tư sợ chút ít
Cuộc khảo sát lần này cũng cho thấy, tham nhũng, quan liêu tiếp tục là những yếu tố gây trở ngại cho việc đầu tư. Tuy nhiên, so với lần khảo sát trước, số người chọn câu trả lời này đều tăng mạnh, từ 31% tăng lần lượt lền 47% và 40%. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp cũng vẫn nổi lên là những rào cản cho việc đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư.
Grant Thornton nhận định trong báo cáo: "Cùng với tham nhũng, quan liêu của chính phủ và cơ sở hạ tầng thì hệ thống luật pháp được đánh giá là một trong bốn trở ngại hàng đầu kể từ cuộc khảo sát đầu tiên của chúng tôi. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa có bất kỳ sự cải thiện nào theo quan điểm của các nhà đầu tư vì tỷ lệ các nhà đầu tư xem xét các nhân tố này như là những rào cản đối với sự đầu tư của họ đều liên tục gia tăng qua các lần khảo sát".
Các nhà đầu tư đang cân nhắc sẽ đầu tư thêm vào các thị trường mới. Nổi lên là Indonesia với 40% người được hỏi chọn, 20% chọn Campuchia và 15% nhà đầu tư chọn Lào.
Cuộc khảo sát cho kết quả kể trên được Grant Thornton Việt Nam, một thành viên độc lập của Grant Thornton International, thực hiện vào tháng 10 vừa qua. Tham gia cuộc khảo sát là những người ra quyết định đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam hoặc những nhà đầu tư có danh mục đầu tư tập trung vào Việt Nam.
Trong đó, phân nửa trong số này đến từ các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, 1/3 đến từ các công ty tư vấn, công ty luật. Số còn lại từ các công ty chứng khoán và là nhà đầu tư định chế.
Minh Tâm
TBKTSG

 

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

CPI và Lạm phát đến tháng 10 năm 2011



Thị trường đang ở cơn bĩ cực hay là đã tuyệt vọng ?


Khó có từ nào có thể mô tả chính xác thị trường giai đoạn này hơn cụm từ "cơn bĩ cực". Thống kê sơ bộ trên hai sàn niêm yết, HSX có 150 mã và HNX có 256 mã dưới mệnh giá. Sàng lọc hẹp hơn thì cả hai sàn có xấp xỉ 30 mã giá thấp hơn 3.000 đồng. 

Cổ phiếu không tự sinh ra và cũng không tự mất đi. Cổ phiếu chỉ chuyển từ người này sang người khác. Cả xã hội được lợi gì khi cả thị trường chung giảm điểm? khi tất cả tài sản cứ thế vơi dần đi? Những lúc như thế này mà vẫn còn những ý kiến đánh xuống này đánh xuống nọ. Không hiểu đánh xuống để làm gì nữa và thu được lợi gì khi tài sản sẵn có của người đánh xuống cũng vơi không kém? Và chưa chắc giờ gà và sói ai khôn hơn ai!

Một bầu trời u ám bao quanh với các vấn đề nợ nần, thanh khoản, tỷ giá, sức khỏe của "các cậu ấm, công tử   được nuông chiều hư hỏng" và cả phương án dự kiến "mua thuốc" chữa bệnh cho các "cậu ấm" khiến càng làm mất niềm tin của nhân dân và của NĐT.

Song chắc chắn rằng từ giờ đến cuối năm điện không thể tăng giá. Vì trái lòng dân, vì trái mục tiêu kiềm chế tăng CPI của Thủ tướng Chính Phủ. Còn nếu từ giờ đến 31/12/2011 điện tăng giá thì NĐT nên dẹp chứng khoán vì không còn niềm tin với cả Chính Phủ.

Thị trường đang ở cơn bĩ cực xong đã tới lúc tuyệt vọng hay chưa? 
Nếu vẫn là cơn bĩ cực thì thị trường đang ở vùng đáy.
Nếu là lúc tuyệt vọng thì khả năng sẽ có một đợt sóng phục hồi cuối năm.
Tôi mong chờ 1 phiên W/O đưa chỉ số về 370 điểm để sớm kết thúc một giai đoạn đen tối của thị trường. 
Theo http://www.nhandinhthitruong.net

TOP cổ phiếu tăng trưởng BIÊN cao nhất


Top Tăng trưởng Biên Lợi Nhuận gộp(Quý so với cùng kỳ)
Số liệu quý Q3/2011
STT
Cổ phiếu  
Giá  
Khối lượng  
Doanh thu (Triệu)  
Biên LN Gộp  
% Tăng Biên LN Gộp   
1
PGS
23,700
333,200
1,434,668
19.71
130.64
2
FPT
48,000
119,260
10,140,718
12.27
37.1
3
DPM
29,300
352,580
2,318,209
44.81
33.79
4
DBC
14,300
136,000
1,212,690
15.35
15.07
5
NTP
29,100
3,800
520,935
32.07
11.83
6
PVS
13,600
71,500
6,378,147
7.83
0.47

  
Top Tăng trưởng Biên EBIT (Quý so với cùng kỳ)
Số liệu quý Q3/2011
STT
Cổ phiếu  
Giá  
Khối lượng  
Doanh thu (Triệu)  
Biên EBIT  
% Tăng Biên EBIT  
1
DBC
14,300
136,000
1,212,690
13.58
73.79
2
FPT
48,000
119,260
10,140,718
7.51
67.63
3
DPM
29,300
352,580
2,318,209
39.3
50.67
4
DHG
66,500
62,570
573,957
21.02
21.28
5
DPR
44,600
2,150
626,158
40.06
9.67
6
PHR
24,100
31,040
796,552
29.15
9.64
7
PVS
13,600
71,500
6,378,147
6.6
7.06
8
PGS
23,700
333,200
1,434,668
11.09
5.26
9
NTP
29,100
3,800
520,935
18.34
4.74
  
Top Tăng trưởng Biên Lợi Nhuận Ròng(Quý so với cùng kỳ)
Số liệu quý Q3/2011
STT
Cổ phiếu  
Giá  
Khối lượng  
Doanh thu (Triệu)  
Biên LN Ròng  
% Tăng Biên LN Ròng  
1
FPT
48,000
119,260
10,140,718
5.32
79.85
2
DBC
14,300
136,000
1,212,690
9.91
57.95
3
DPM
29,300
352,580
2,318,209
35.33
53.88
4
DHG
66,500
62,570
573,957
17.78
16.11
5
PHR
24,100
31,040
796,552
21.43
10.27
6
DPR
44,600
2,150
626,158
35.69
7.38

TOP cổ phiếu tăng trưởng Lợi Nhuận Ròng cao nhất


Top Tăng trưởng Lợi Nhuận Ròng (Quý so với cùng kỳ)
Số liệu quý Q3/2011
STT
Cổ phiếu  
Giá  
Khối lượng  
Doanh thu (Triệu)  
LN Ròng (Triệu)  
% Tăng LN Ròng   
1
DBC
14,300
136,000
1,212,690
120,199
178.3
2
IJC
9,000
1,585,550
316,267
69,817
156
3
DPM
29,300
352,580
2,318,209
819,094
154.2
4
DPR
44,600
2,150
626,158
223,467
84.85
5
HVG
20,900
119,590
2,056,319
138,193
60.62
6
FPT
48,000
119,260
10,140,718
539,533
44.71
7
PVS
13,600
71,500
6,378,147
290,199
37.61
8
PHR
24,100
31,040
796,552
170,740
32.22
9
DHG
66,500
62,570
573,957
102,038
29.28
10
PGD
34,200
15,200
849,665
76,618
22.2
11
NTP
29,100
3,800
520,935
61,878
4.51

  
Top Tăng trưởng Lợi Nhuận Ròng ( 4 Quý so với 4 quý trước)
Số liệu 4 quý đến Q3/2011
STT
Cổ phiếu  
Giá  
Khối lượng  
Doanh thu (Triệu)  
LN Ròng (Triệu)  
% Tăng LN Ròng   
1
DBC
14,300
136,000
3,518,882
193,875
65.89
2
ACL
17,400
4,660
1,234,482
112,461
28.79
3
SEC
17,400
2,750
542,066
100,547
22.85
4
DPM
29,300
352,580
8,811,216
2,772,858
21.83
5
IJC
9,000
1,585,550
656,238
263,646
19.24
6
AGD
24,300
22,020
862,678
118,974
18.27
7
DPR
44,600
2,150
1,636,346
678,711
17.8
8
HGM
106,000
200
170,796
132,134
16.74
9
HVG
20,900
119,590
7,265,137
456,822
12.89
10
VCS
18,600
100
874,808
127,284
12.1
11
FPT
48,000
119,260
32,296,758
1,937,616
9.41
12
PVS
13,600
71,500
22,500,792
1,023,090
8.4
13
PHR
24,100
31,040
2,504,363
664,248
6.68
14
DHG
66,500
62,570
2,408,868
446,410
5.46
15
LHG
24,700
100
511,519
166,463
4.56
16
PGD
34,200
15,200
2,988,299
324,551
4.48
17
BBC
10,400
70,140
957,019
957,019
2.56
18
DVP
37,000
6,720
383,718
160,901
1.44
19
BHS
19,500
590
2,277,378
139,467
1.26
20
NTP
29,100
3,800
2,327,230
303,054
0.89
21
PXS
9,800
89,170
911,538
125,921
0.72
22
DRC
16,800
80,250
2,678,680
197,670
0.22