Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Giàu hay nghèo: 80% nhờ bố là ai và ông ấy sống ở đâu


Giàu hay nghèo: 80% nhờ bố là ai và ông ấy sống ở đâu

40% đàn ông từng làm việc ở ‘công ty của bố’.

Vì sao có người giàu mà có người lại nghèo thế? Là nhờ sáng suốt hay nhờ ăn may? Chăm chỉ, thông minh, và năng lực – hay là cái gì khác?
Cái đó tùy thuộc vào chuyện bạn đang so với ai. Nếu thành công hơn bạn bè, đồng nghiêp, và người nhà thì rõ ràng là vì bạn làm việc tốt hơn, quyết định chính xác hơn và làm việc chăm chỉ hơn để dành được vị trí hiện nay.
Nhưng nếu nhìn rộng ra mà nói thì quyết định của bạn không quan trọng bằng bạn sinh vào nhà nào.
Mỹ là một xã hội bất bình đẳng. Theo Văn phòng ngân sách Quốc hội, top 20% kiếm một nửa thu nhập quốc dân, còn nhóm 20% thấp nhất chỉ kiếm được có 5%. Top 10% dân số sở hữu khoảng 70% tài sản. Trong các nước giàu, mức độ bất bình đẳng ở Mỹ rõ ràng rất nghiêm trọng.
Nhưng thế giới nhìn chung là bất bình đẳng. Đến như Nauy dù được coi là hình mẫu công bằng xã hội nhưng nhóm 20% nghèo nhất vẫn kiếm được ít hơn nhóm 20% giàu nhất tới hơn 30%.
Vì sao lại có sự bất bình đẳng đó? Quyết định cá nhân có thể làm chúng ta đứng cao hơn hay thấp hơn mức trung bình, cả về thu nhập, địa vị và hạnh phúc. Nhưng cái mức trung bình ấy nằm ở đâu thì lại phụ thuộc vào các yếu tố khác, ví dụ như ta sinh ra ở đâu.
Bố là ai?
Ví dụ như gia đình. Ở Mỹ, khoảng 50% tài sản và 35-43% thu nhập của một đứa trẻ là phụ thuộc vào tài sản và thu nhập tương đối của bố mẹ. Nguyên nhân có thể là vì bố mẹ nào có giáo dục sẽ dạy dỗ con cái cẩn thận hơn.
Theo Michael Greenstone và Adam Looney từ Viện Brookings, lương trung bình của nam giới Mỹ (có việc hay không) đã giảm 13.000 USD kể từ năm 1969, chủ yếu là vì thu nhập của những người chỉ tốt nghiệp tới cấp 3 (hoặc thấp hơn) giảm mạnh, mà chuyện có tốt nghiệp được hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào bố mẹ.
Evan Soltas khảo sát dữ liệu tổng điều tra xã hội học và kết luận nếu bố bạn không tốt nghiệp cấp 3, xác xuất không tốt nghiệp cấp học này của bạn tăng gấp 8 lần, lên tới 22,2%.
Lợi thế gia đình không chỉ dừng lại ở giáo dục. Nhà kinh tế Linda Loury cho rằng một nửa số việc làm ở Mỹ là do gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu.
Hai nhà kinh tế Canada Miles Corak và Patrizio Piraino phát hiện thấy 40% đàn ông đều từng làm việc ở ‘công ty của bố’. Tỷ lệ này tăng lên tới 70% trong nhóm 1% giàu nhất.
Đó là lý do vì sao tương quan thu nhập giữa cha mẹ và con cái ở mức rất cao trong nhóm giàu nhất. Trong số các công ty đại chúng niêm yết, 1/3 số CEO mới có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với CEO cũ, nhà sáng lập hoặc cổ đông lớn.
Nếu lấy ‘động cơ’ hoặc ‘nỗ lực’ làm lời giải, thì khó mà hiểu nổi những thay đổi gần đây ở Mỹ.
Nếu tăng trưởng kinh tế kể từ năm 1979 được phân phối đều nhau, 80% nghèo nhất ở Mỹ sẽ kiếm thêm được 1.300 USD. Những người trong khoảng 60% đến 80% sẽ kiếm thêm được 6.500 USD còn top 1% giàu nhất sẽ mất 347.000 USD. Chả nhẽ 80% dân số Mỹ lại lười đi kể từ năm 1979?
Ông ấy sống ở đâu?
Trên bình diện quốc tế, tương quan giữa nỗ lực và may mắn lại càng nghiêng về phía may mắn. Như ở Sierra Leone thì nhóm 20% giàu nhất sẽ kiếm được nhiều hơn nhóm 20% nghèo nhất tới 40 lần.
Theo Branko Milanovic, khoảng gần 70% bất bình đẳng toàn cầu có thể giải thích bằng yếu tố địa lý.
Nếu tính gộp cả hai yếu tố ‘phụ mẫu’ và thu nhập, thì có tới 80% thu nhập và tài sản của một người trưởng thành phụ thuộc vào hai câu hỏi: (1) bố bạn là ai?; và (2) ông ấy sống ở đâu?.
Lựa chọn của mỗi người rõ ràng là vẫn quan trọng, nhưng ấy chỉ là khi so sánh với bạn học hay đồng nghiệp. Nhưng chính may mắn, chứ không phải chăm chỉ, mới quyết định vì sao ai giàu, ai nghèo.
Phúc Hưng
Theo TTVN/Businessweek

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét