Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Những mẫu hình đảo chiều và mẫu hình tiếp tục

Những mẫu hình đảo chiều và mẫu hình tiếp tụcMột trong những đặc điểm hữu ích của việc phân tích đồ thị là việc phân tích những mô hình giá. Mô hình giá được chia ra thành nhiều phân loại. Mô hình giá thể hiện giá trị mà ta có thể dự đoán được.
Những mô hình giá tiết lộ về cuộc chiến giữa lực cung và lực cầu. Cuộc chiến này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa những mức hỗ trợ và kháng cự khác nhau. Mô hình giá cho phép người đọc đồ thị biết được trong cuộc chiến đó lực cung hay lực cầu đang chiến thắng. Mô hình giá được chia thành 2 nhóm – những mô hình đảo chiều và những mô hình tiếp tục. Những mô hình đảo chiều thường cho thấy một sự đảo ngược xu hướng đang diễn ra. Những mô hình tiếp tục thường là mô hình cho thấy sự tạm thời chấm dứt xu hướng hiện tại. Việc hình thành mô hình tiếp tục thường tốn ít thời gian hơn việc hình thành mô hình đảo chiều. Mô hình tiếp tục được hiểu là: sau một thời gian tạm thời chấm dứt xu hướng cũ thí nó sẽ tiếp tục quay về lại xu hướng ban đầu đó.

Những mô hình đảo chiều

+ Mô hình đầu vai

Mô hình đầu vai rất phổ biến và có thể nói là mô hình đảo chiều đáng tin cậy nhất. Đầu và hai vai là 3 chóp nổi lên rõ nét. Chóp ở giữa hay còn gọi là đầu sẽ nhô cao hơn hai chóp hai bên (hai vai). Đường xu thế hay còn gọi là đường cổ (neckline) được vẽ bên dưới hai mức thấp nằm giữa đầu và vai. Điểm kết thúc bên dưới đường cổ là dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường. (Xem Figure 5-1)

1

Mục tiêu giá được xác định bằng cách đo hình dạng của các mô hình giá khác nhau. Kỹ thuật đo đạc ở đây là việc đo khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh đầu và đường cổ. Và kế đến là định ra khoảng cách thẳng đứng bắt đầu từ điểm mà đường cổ bị phá vỡ sẽ đi xuống thêm là bao nhiêu. Đáy đầu và đáy 2 vai cũng giống như đỉnh đầu và đỉnh hai vai vậy. Cái khác nhau ở đây là mô hình bị lộn ngược trên dưới.

+ Mô hình hai hoặc ba đỉnh và đáy

Một mô hình đảo chiều khác là mô hình ba đỉnh hoặc ba đáy. Mô hình này thật ra là một dạng biến hoá của mô hình đầu vai. Điểm khác nhau duy nhất là 3 cái chóp (còn gọi 3 vùng lõm) xuất hiện ở mức ngang nhau. Những mô hình đảo chiều như mô hình ba đỉnh hoặc ba đáy và mô hình đầu vai đảo ngược được xem như là cùng kiểu mẫu và cũng thể hiện những tác dụng như nhau.


1

Mô hình hai đỉnh hoặc hai đáy (còn được gọi là mô hình chữ M hoặc mô hình chữ W) cho thấy hai chóp lồi lên hoặc hai chóp lõm xuống rõ nét. Mô hình hai đỉnh được nhận diện nhờ hai cái chóp đỉnh nổi lên. Việc đỉnh thứ hai không có khả năng trồi cao hơn đỉnh thứ nhất là dấu hiệu thứ nhất cho thấy sự yếu đi của xu hướng cũ. Khi đó giá bị giảm và khi giá giảm dưới vùng đáy ở giữa thì mô hình này được xem như mẫu đồ thị được hoàn tất. Kỹ thuật đo đạc cho mô hình hai đỉnh cũng dựa trên chiều cao của mô hình. Chiều cao mô hình hai đỉnh này được đo kể từ điểm mà vùng đáy giữa 2 chóp bị phá vỡ. Mô hình hai đáy là hình ảnh trong gương của mô hình hai đỉnh. (Xem Figures 5-2 và 5-3)


1

+ Mô hình cái đĩa và cây đinh

Hai dạng mô hình này thì không phổ biến nhưng cũng xuất hiện nhiều đủ để chúng ta thảo luận về chúng. Đỉnh của cây đinh hay còn được gọi là một dạng đảo chiều chữ V cho thấy một sự thay đổi xu hướng một cách bất ngờ. Điều mà giúp chúng ta phân biệt mô hình cây đinh với những mô hình đảo chiều khác là sự thiếu vắng các giai đoạn chuyển tiếp xu hướng. Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn giá đi ngang trước khi tạo ra đỉnh và đáy.  Dạng mô hình cây đinh tạo nên sự đảo xu hướng mạnh mẽ và đột ngột mà có rất ít hoặc không có những dấu hiệu cảnh báo. (Xem Figure 5-4)


1
1

Mô hình cái đĩa thì khác hẳn, nó tiết lộ trạng thái chuyển đổi xu hướng chậm chạp một cách bất bình thường. Thông thường nhìn đáy của nó, ta sẽ thấy mô hình cái đĩa thể hiện một sự chuyển đối xu hướng dần dần và chậm rãi từ thấp đến cao (Xem Firure 5-5).

Những mô hình tiếp tục

+ Mô hình tam giác

Thay vì cảnh báo thị trường đảo chiều, những mô hình tiếp tục thường được hoàn tất theo hướng quay lại xu hướng ban đầu. Những tam giác là những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của mô hình tiếp tục. Có 3 loại tam giác chủ yếu mang nhiều giá trị dự đoán giá - tam giác đối xứng, tam giác tăng và tam giác giảm. Mặc dù những mô hình tam giác thỉnh thoảng cho dấu hiệu đảo chiều, thông thường những mô hình tam giác chỉ đại diện cho sự tạm ngừng của xu hướng hiện hành.


1


Mô hình tam giác đối xứng (cũng có thể gọi là ống cuộn) được nhận dạng nhờ hoạt động trong một phạm vi hẹp nhất định với giá giao động lên xuống giữa hai đường xu hướng hội tụ. Đường trên thì giảm và đường dưới thì tăng. Mô hình này miêu tả một tình huống mà áp lực mua và bán nằm trong trạng thái cân bằng.

Ở 1 vị trí nào đó trong khoảng từ nửa khoảng cách đến điểm 3/4 khoảng cách, mô hình sẽ hoàn tất bằng một sự bức phá ra khỏi đường xu hướng. Khoảng cách nói trên được đo theo trục thời gian tính từ trái của mô hình cho đến nơi hai đường gặp nhau. (Xem Figure 5-6).


1

Mô hình tam tam giác tăng có đường trên nằm ngang và đường dưới tăng. Bởi vì người mua năng nổ hơn người bán nên đây là mô hình mang tính chất tăng giá. (Xem Figure 5-7)

Mô hình tam giác giảm có đường trên giảm và đường dưới nằm ngang. Bởi vì người bán năng nổ hơn người mua nên đây thường là mô hình có tính chất giảm giảm.

Kỹ thuật đo đạc cho cả 3 mô hình tam giác nói trên là giống nhau. Đo chiều cao của tam giác tính từ điểm rộng nhất của tam giác ở phía dưới thấp nhất bên trái, khoảng cách này cũng bằng với đoạn thẳng đứng tính từ điểm mà đường giá bắt đầu bức phá khỏi đường xu hướng trên. Trong khi mô hình tam giác tăng và tam giác giảm luôn có độ dốc nghiêng thì mô hình tam giác đối xứng rõ ràng không có độ dốc nghiêng. Bởi vì mô hình tam giác đối xứng này là mô hình tiếp tục thường hay xảy ra, nên mô hình này có thể dự đoán giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó một cách chắn chắn hơn.

+ Mô hình lá cờ và mô hình cờ đuôi nheo

Trong quá trình đang thể hiện xu hướng thị trường, hai mô hình tiếp tục ngắn hạn này thể hiện sự tạm dừng ngắn ngủi hay còn gọi là giai đoạn nghỉ ngơi. Cả hai mô hình này thường được bắt đầu bởi sự dịch chuyển thẳng đứng của đường giá (còn gọi là cây cột). Trong xu hướng tăng, cột thẳng đứng bắt đầu dừng lại để nghỉ ngơi lấy sức và thường di chuyển ngang trong hai hoặc ba tuần. Sau đó xu hướng tăng lại tiếp tục con đường trước đó của mình. Cái tên - mô hình tiếp tục đã nói lên điều đó. Mô hình cờ đuôi nheo thì thường nằm ngang với hai đường xu hướng hội tụ (cũng giống như là mô hình tam giác đối xứng nhỏ vậy).


1
1

Còn mô hình lá cờ thì tạo nên một hình giống như hình bình hành có độ dốc ngược hướng với xu hướng trước đó của mô hình. Vì thế nếu trong xu hướng trước đó là tăng thì lá cờ lại có hình dạng xu hướng giảm. Và nếu trong xu hướng giảm thì lá cờ lại có hình dạng xu hướng tăng. Mô hình lá cờ và mô hình cờ đuôi nheo được ví như là cờ đang bay phấp phới ở khoảng giữa cột cờ, điều này có nghĩa là hai mô hình này thường xuất hiện ở khoảng giữa xu hướng, làm cho ở khoảng giữa có sự dao động của thị trường (Xem Figures 5-8 và 5-9).

Cùng với những mô hình đường giá, có một vài yếu tố khác xuất hiện trên đồ thị giá và những yếu tố này cung cấp cho người đọc đồ thị có thể nhìn thấu được những giá trị sâu xa. Trong những yếu tố đó có: Khoảng trống giá, Bí quyết nhận diện ngày đảo chiều và Những tỷ lệ có khả năng điều chỉnh. 
Tác giả bài viết: MSWing.net
Nguồn tin: Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét