Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Tín dụng đen và báo động đỏ


Tổng số nợ xấu đang ngày càng gia tăng vì sự lạm dụng của quan chức và các nhóm lợi ích để tạo các dự án "siêu khủng" nhằm kiếm lợi ích riêng, bỏ qua yếu tố hiệu quả kinh tế.

Báo cáo mới nhất của Standard & Poor cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu từ vay mượn của các chính quyền địa phương khiến những người trước đó kỳ vọng phải thất vọng. Thực ra, giáo sư Victor Shih của đại học Northwestern (US) đã thuyết trình nhiều lần về khoản nợ này 2 năm về trước nhưng các quỹ đầu tư vào Trung Quốc cố tình bỏ qua vì lợi nhuận đang kiếm được. Số tiền nợ ước tính lên đến 17 ngàn tỷ Nhân dân tệ, hay khoảng 2,6 ngàn tỷ đô la Mỹ. Nhưng một viên chức thuộc ngân hàng trung ương của quốc gia này lại đưa ra một con số thấp hơn, chỉ 2,2 ngàn tỷ đô la. Tổng số nợ xấu đang ngày càng gia tăng vì sự lạm dụng của quan chức và các nhóm lợi ích để tạo các dự án "siêu khủng" nhằm kiếm lợi ích riêng, bỏ qua yếu tố hiệu quả kinh tế.
Một chút kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ. Ở Đại Hồ thuộc tỉnh Triết Giang có một loại cua nổi tiếng khắp Trung Quốc, ngày xưa chỉ dùng để tiếp đãi vua chúa, quan lại của triều đình. Cua nhỏ, rất chắc thịt và ngon béo vô cùng. Mỗi mùa cua, những người mê cua Đại Hồ đã không ngần ngại bay từ Hồng Kông, Bắc Kinh… ghé qua ăn cua buổi tối rồi bay về. Sau thời mở cửa, một gia đình ngư phủ sống trong một cái chòi bên hồ trở thành triệu phú nhờ cua. Anh tạo quyền lực qua mối quan hệ với các quan chức, rồi dùng tiền mua danh, lên báo và truyền hình không ngớt, nói toàn chuyện vĩ mô thế giới, thay vì cua. Sau một chuyến du lịch qua Đức, quay về anh mua một miếng đất lớn gần Anting, Thượng Hải và vay tiền xây lại một khu phố Đức giữa đồng không mông quạnh. Dự án tốn hơn 800 triệu đô la Mỹ.
Tôi quen anh từ những ngày xa xưa, còn xuống con thuyền chòng chành của anh để ăn cua. Khi anh đưa đề án của khu đô thị, tôi hỏi anh cần tôi giới thiệu cho các nhà đầu tư? Anh nói không cần vì 3 ngân hàng địa phương ở Đại Hồ đã cho vay trọn gói. Sau khi xây xong cách đây 4 năm, dự án chỉ có hơn chục gia đình dọn vào, và cỏ hoang đã mọc um tùm khắp công viên cạnh con suối nhỏ. Hai bức tượng của Goethe và Schiller đứng buồn rầu vì chắc phải có đến 99,99% dân Trung Quốc không biết các ông là ai.
Nguy hiểm hơn nữa là lối quản trị ngân hàng chủ yếu dựa trên "quan hệ" và tạo một hệ thống tín dụng đen nằm ngoài mọi sự kiểm soát của bất cứ định chế tài chính nào. Vì ngân hàng chính thống chỉ thích cho những "doanh nhân" thuộc phe ta hay các đại gia biết cách thu xếp phong bì vay mượn, nên ban quản lý đẻ ra những thủ tục pháp lý và hành chính rất rắc rối cho người thực sự có nhu cầu. Sau đó, khách hàng lại được nhân viên ngân hàng mách mối đến các "doanh nhân phe ta" để vay với lãi suất cao gấp đôi, gấp ba lãi suất chính thức. Mối lợi từ hệ thống tín dụng đen rất lớn nên các quan chức trực tiếp tổ chức và điều hành các chi nhánh thu, vay tiền trên khắp khu vực mình kiểm soát.
Một câu chuyện thú vị khác liên quan đến gói kích cầu 600 tỷ đô la Mỹ năm 2008 của Trung Quốc. Tôi có một anh bạn có 2 tiệm ăn rất ngon ở An Hụi - nơi tôi hay ghé vào vì đã quen anh hơn 18 năm từ ngày mới mở cửa. Món xủi cảo vịt của anh nổi tiếng khắp vùng. Lần sau cùng, anh đón tôi trong bộ đồ veston lịch thiệp, thay vì cái tạp dề dơ dáy thường lệ. Anh khoe bây giờ là CEO của một công ty năng lượng xanh có phòng thí nghiệm lớn tại một khu công nghệ cao gần đó. Tôi hơi sốc vì không thấy có mối liên quan gì giữa nấu ăn và việc kinh doanh thời thượng này của anh. Té ra, Bắc Kinh đang khuyến khích các địa phương đổ tiền đầu tư vào công nghệ xanh và anh đang nghiêm chỉnh đáp lời sông núi vì lòng ái quốc.
Ngành ngân hàng Trung Quốc được hưởng thế độc quyền, tránh được sức ép cạnh tranh thị trường và 70% sở hữu là thuộc Nhà nước. Trong 30 năm qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc đề xuất chỉ trả lãi suất 2-4%/năm cho người dân, trong khi cho vay ra bên ngoài lên tới 8-10%/năm.
Trước những cảnh báo về nguy cơ nợ xấu, các ngân hàng cố tình bỏ qua vì lợi nhuận đang kiếm được. Nguy hiểm hơn nữa là lối quản trị ngân hàng chủ yếu dựa trên "quan hệ" và tạo một hệ thống tín dụng đen nằm ngoài mọi sự kiểm soát của bất cứ định chế tài chính nào.
Anh khoe là phải chi hết 500 ngàn Nhân dân tệ để các chuyên gia hoàn thành một dự án quy mô bài bản. Trong giai đoạn đầu, chính quyền An Hụi bảo lãnh để anh vay ngân hàng 150 triệu tệ (khoảng 23 triệu đô la) với lãi suất ưu đãi là 2%/năm để lập khu nghiên cứu. Anh bỏ ra 10 triệu tệ làm phòng thí nghiệm, còn lại anh đem 60 triệu cho ngân hàng đen vay lại với lãi suất 16%/năm và 80 triệu cho bạn bè bà con vay với lãi suất hơn 28%/năm. Tôi hỏi còn phòng thí nghiệm thì sao? Anh nói phải mất công thuê máy móc thiết bị cũng như các "diễn viên kịch nghệ" cứ ba tháng một lần khi thanh tra chính quyền xuống kiểm tra. Chi phí này chỉ tốn hơn 50 ngàn tệ, chuyện nhỏ với anh. Anh chống chế, khắp nơi người ta đều làm những trò như thế, không riêng mình anh. Thị trường tài chính ngoài luồng này có thể chiếm đến 40% tổng số nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp và tư nhân cần vốn. Ở Thượng Hải nơi tôi cư trú, có một tòa nhà không tên nằm trên đại lộ chính Hua Hai Zhong thường xuyên tấp nập người vào ra. Tài xế của tôi nói đây là một ngân hàng đen, nơi mọi người đều có thể vào để gửi tiền hay vay nợ thoải mái. Lãi suất gửi thường cao hơn ngân hàng, khoảng 10%/năm, hay cao hơn với số tiền lớn, tùy thương lượng. Còn lãi suất cho vay lại cao gấp 3-4 lần ngân hàng, tùy từng đối tượng và nhu cầu. Trong suốt 4 năm, hoạt động cho vay này gần như công khai. Sau đó, tôi không biết họ dời đi đâu, nhưng nghe nói là đến một tòa nhà ấn tượng hơn cách đó vài trăm thước!
Thị trường tài chính ngoài luồng tại Trung Quốc có thể chiếm đến 40% tổng số nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp và tư nhân cần vốn 40%
Ngành ngân hàng Trung Quốc được hưởng thế độc quyền, tránh được sức ép cạnh tranh thị trường và 70% sở hữu là thuộc nhà nước. Trong 30 năm qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc đề xuất chỉ trả lãi suất 2-4%/năm cho người dân, trong khi cho vay ra bên ngoài lên tới 8-10%/năm. Bình thường, đây là một phương thức làm ăn vô cùng lợi lộc. Nhưng rất nhiều khoản cho vay là nợ xấu, vì tham nhũng của các cấp quản lý và vì những đòi hỏi chính trị khi sử dụng tiền ngân hàng, bất chấp các quy luật kinh tế. Nợ xấu trong 25 năm qua của hệ thống ngân hàng Trung Quốc luôn trên 20%. Thành ra trong 6 năm vừa rồi, Trung Quốc đã bắt các ngân hàng phải cổ phần hóa để chuyển trách nhiệm trả nợ này cho các nhà đầu tư mới. Nhưng ngay cả khi đã cổ phần hóa, tổng số nợ xấu hiện nay vẫn rất mù mờ.
Nhưng bất cứ ai có một chút đầu óc kinh doanh đều hiểu rằng, trò ảo thuật không thể kéo dài vô hạn định. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng như Âu Mỹ đang trên bờ vực hết sức nguy hiểm vì các chính phủ sẽ không đủ vốn và thủ thuật để trám lỗ hổng do nợ xấu gây ra.
Rủi ro về một cú sốc tài chính mới đang hiện hữu.
T/S Alan Phan
Diễn đàn Doanh nghiệp

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét